1. Sự di dân
– Đới nóng là nơi có làn sóng di dân và tốc độ đô thi hóa cao.
– Nguyên nhân di dân rất đa dạng:
+ Di dân tự do (bị thiên tai, chiến tranh, xung đột sắc tộc, nghèo đói, tìm kiếm việc làm …).
+ Di dân có kế hoạch( nhằm phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng núi, ven biển .
2. Đô thị hoá
– Đới nóng là nơi có sự di dân và tốc độ đô thị hoá cao trên thế giới .
– Hậu quả: Sự bùng nổ đô thị ở đới nóng chủ yếu do di dân tự do đẫ tạo ra sức ép lớn đối với việc làm, nhà ở, môi trường, phúc lợi xã hội ở các đô thị…
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 37 SGK Địa lý 7) Quan sát hình 3.3 (trang 11 SGK Địa lý 7) , nêu tên các siêu đô thị có trên 8 triệu dân ở đới nóng.
Hinh 3.3. Lược đồ các siêu đô thị trên thế giới có từ 8 triệu dân trở lên (năm 2000)
Bao gồm: Mê-hi-cô Xi-ty, Ri-ô Đe-gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Cai-rô, La-gôt, Bắc Kinh, Xơ-un, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca – Cô-bê, Thiên Tân, Thượng Hải, Ma-ni-la, Gia-các-ta, Niu Đê-li, Mum-bai, Ka-ra-si, Côn-ca-ta.
? (trang 37 SGK Địa lý 7) Nêu những tác động xấu tới môi trường do đô thị hoá tự phát ở đới nóng gây ra.
– Việc đô thị hóa tự phát đã kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường: nước, không khí do rác thải, nước sinh hoạt không được xử lí,…
– Với đời sống: thiếu nước sạch, cơ sở hạ tầng quá sức phục vụ, ách tắc giao thông, thiếu nhà ở, thiếu việc làm …
? (trang 38 SGK Địa lý 7) Nêu những nguyên nhân dẫn đến các làn sóng di dân ở đới nóng.
Di dân ở đới nóng có nhiều nguyên nhân khác nhau, không giống nhau ở các nước và các thời kì. Có nguyên nhân về tự nhiên, có cả nguyên nhân về kinh tế – xã hội ; có nguyên nhân tiêu cực nhưng cũng có nguyên nhân tích cực.
+ Di dân từ nông thôn vào thành phố để kiếm công ăn việc làm và nâng cao mức sống;
+ Di dân do thiên tai, hạn hán,
+ Di dân do các cuộc xung đột tộc người;
+ Di dân để khai hoang, xây dựng những vùng kinh tế mới;
+ Di dân để xây dựng các công trình công cộng hoặc các khu công nghiệp;
+ Di dân với mục đích khai thác tài nguyên,…
? (trang 38 SGK Địa lý 7) Kể tên một số siêu đô thị ở đới nóng.
Bao gồm: Mê-hi-cô Xi-ty, Ri-ô Đe-gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Cai-rô, La-gôt, Bắc Kinh, Xơ-un, Tô-ki-ô, Ô-xa-ca – Cô-bê, Thiên Tân, Thượng Hải, Ma-ni-la, Gia-các-ta, Niu Đê-li, Mum-bai, Ka-ra-si, Côn-ca-ta.
? (trang 38 SGK Địa lý 7) Dựa vào hình 11.3 (trang 38 SGK Địa lý 7), nhận xét về tốc độ tăng tỉ lệ dân đô thị ở một số nơi trên thế giới.
Hinh 11.3. Biểu đồ tỉ lệ dân đô thị
Tính tốc độ tăng tỉ lệ dân đô thị:
+ Châu Á là (37 / 15) X 100% = 146,7%
+ Châu Âu là (73 / 56) X 100% = 130,4%
+ Châu Phi là (33 / 15) X 100% = 220,0%
+ Bắc Mĩ là (75 / 64) X 100% = 117,2%
+ Nam Mĩ là (79 / 41) X 100% = 192,7%
Xem chi tiết Công thức tính Tốc độ tăng tại đây!
=>Như vậy, tốc độ tăng đô thị hoá không giống nhau. Châu Phi tăng nhanh nhất, sau đó đến Nam Mĩ, châu Á, châu Âu rồi đến Bắc Mĩ.