Bài 10 – Tiết 1. Tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc (Địa lý 11)

I. Vị trí địa lý và lãnh thổ
– Trung Quốc là nước có diện tích lớn thứ ba trên thế giới.
– Lãnh thổ trải dài từ khoảng 20oB – 53oB, khoảng từ 73oĐ đến 135oĐ và giáp 14 nước.
– Biên giới với các nước chủ yếu là núi cao, hoang mạc; Phía Đông giáp biển thông ra Thái Bình Dương; đường bờ biển dài 9000 km, cách không xa Nhật Bản và các nước, các khu vực có hoạt động kinh tế sôi động như Hàn Quốc, Đông Nam Á.
– Có 22 tỉnh, 5 khu tự trị và 4 thành phố thuộc Trung ương, ven biển có 2 đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma Cao, hình thành trên phần đất được nhượng cho Anh và Bồ Đào Nha (Trung Quốc thu hồi cuối thập niên 90 của thế kỉ XX).
– Đảo Đài Loan tách ra từ năm 1949, đây là một phần của lãnh thổ Trung Quốc (Tuy nhiên đảo này vẫn được coi là một bộ phận của Trung Quốc).

 

II. Điều kiện tự nhiên

Hinh 10.1. Địa hình và khoáng sản Trung Quốc

Hinh 10.1. Địa hình và khoáng sản Trung Quốc

Lãnh thổ rộng lớn tạo nên sự đa dạng của tự nhiên tạo nên sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây, ranh giới phân chia là kinh tuyến 105oĐ.

Yếu tố tự nhiên

Miền Đông

Miền Tây

Vị trí, diện tích, lãnh thổ

Trải dài từ miền duyên hải đến đất liền, đến kinh tuyến 1050 Đ, chiếm 50% S lãnh thổ.

730 Đ đến 1050 Đ, chiếm 50% S lãnh thổ.

Địa hình

Đồng bằng châu thổ rộng lớn (Hoa Nam, Hoa Trung, Hoa Bắc, Đông Bắc), đồi thấp phía tây.

Núi cao (Himalaya, Côn Luân, Thiên Sơn, Nam Sơn), cao nguyên (Tây Tạng), bồn địa (Duy Ngỗ Nhĩ, Tarim), hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn(Tacla Macan, Alaxan).

Thổ nhưỡng

Đất phù sa màu mỡ => trồng lương thực, nông nghiệp trù phú.

Đất núi cao, ít có giá trị trồng lương thực, thích hợp phát triển đồng cỏ, trồng rừng.

Khí hậu

Thuộc khu vực gió mùa, phía Bắc ôn đới, phía Nam cận nhiệt.

Ôn đới lục địa khắc nghiệt, khí hậu núi cao.

Thuỷ văn

Sông lớn (Trường Giang, Hoàng Hà) => có giá trị về kinh tế song cũng nhiều thiên tai.

Sông nhỏ, dòng chảy tạm thời, nơi bắt nguồn của các sông lớn chảy về phía Đông.

Khoáng sản

Giàu khoáng sản kim loại màu.

Dầu khí, than, sắt. Tài nguyên rừng và đồng cỏ cũng là thế mạnh của miền.

Khó khăn

Lũ lụt (đồng bằng Hoa Nam), bão tố…

Diện tích khô hạn rộng lớn…

II. Dân cư và xã hội
1. Dân cư

Hinh 10.3. Dân số Trung Quốc giai đoạn 1949-2005

Hinh 10.3. Dân số Trung Quốc giai đoạn 1949-2005

– Chiếm 1/5 dân số toàn cầu, với trên 50 nhóm dân tộc khác nhau, đông nhất : 90% dân số là người Hán. Người thiểu số (người Choang, Ui-gua, Tạng, Hồi, Mông Cổ…)sống ở miền núi và biên giới trong các khu tự trị.
– Dân số tăng rất nhanh, nhất là từ 1949 – 1975, mức tăng có giảm trong 30 năm gần đây, dân số thành thị tăng chậm.
– Thị dân chiếm 37%, (2005), tập trung nhiều thành phần lớn ở miền Đông: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh, Vũ Hán, Quảng Châu…
– Tỉ suất gia tăng dân số ngày càng giảm 0,6% (2005) nhờ chính sách dân số rất triệt để : Mỗi gia đình chỉ có một con.
– Tư tưởng trọng nam tác động tiêu cực đến cơ cấu giới tính và lâu dài sẽ ảnh hưởng tới nguồn lao động và một số vấn đề xã hội của đất nước.

Hinh 10.4. Phân bố dân cư Trung Quốc

Hinh 10.4. Phân bố dân cư Trung Quốc

2. Xã hội
– Tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt gần 90% (2005).
– Rất chú ý đầu tư phát triển giáo dục, hiện nay đang tiến hành cải cách giáo dục nhằm phát triển mọi khả năng (tố chất) của người lao động.
– Sự đa dạng của các loại hình trường phổ thông, chuyên nghiệp, đại học…góp phần đáng kể trong việc chuẩn bị đội ngũ lao động có chất lượng cho công cuộc hiện đại hóa đất nước.
– Truyền thống lao động cần cù sáng tạo và nguồn nhân lực dồi dào là tiềm lực to lớn để phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc.
* Một số phát minh nổi bật của Trung Quốc thời Cổ, Trung đại : La bàn, Giấy, Kĩ thuật in, Thuốc súng…

 

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 86 SGK Địa lý 11) Vị trí địa lí, quy mô lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào tới địa hình và khí hậu của Trung Quốc?
– Phía Tây tiếp giáp với các nước Trung Á. Đây là nơi khí hậu ôn đới lục địa nóng do nằm xa biển và thuộc ôn đới. Địa hình chủ yếu là đồi núi sơn nguyên đồ sộ và hoang mạc,bán hoang mạc. Nguyên nhân do đặc điểm khí hậu lục địa nóng,khô. Đồng thời các con sông lớn bắt nguồn từ đỉnh các ngọn núi phía Tây.
– Phía Đông là vùng rộng lớn tiếp giáp biển. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa do sát biển. Các con sông lớn chảy từ phía Tây ra biển phía Đông tạo các phù sa, đồng bằng màu mỡi phì nhiêu. (ĐB Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam)…

? (trang 88 SGK Địa lý 11) Dựa vào hình 10.1 (trang 87 SGK Địa lý 11) và kiến thức đã học:
– Nêu tên các dạng địa hình chính và các sông lớn của Trung Quốc .
– So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền tây và miền Đông.
– Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc?

Yếu tố tự nhiên

Miền Đông

Miền Tây

Vị trí, diện tích, lãnh thổ

Trải dài từ miền duyên hải đến đất liền, đến kinh tuyến 1050 Đ, chiếm 50% S lãnh thổ.

730 Đ đến 1050 Đ, chiếm 50% S lãnh thổ.

Địa hình

Đồng bằng châu thổ rộng lớn (Hoa Nam, Hoa Trung, Hoa Bắc, Đông Bắc), đồi thấp phía tây.

Núi cao (Himalaya, Côn Luân, Thiên Sơn, Nam Sơn), cao nguyên (Tây Tạng), bồn địa (Duy Ngỗ Nhĩ, Tarim), hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn(Tacla Macan, Alaxan).

Thổ nhưỡng

Đất phù sa màu mỡ => trồng lương thực, nông nghiệp trù phú.

Đất núi cao, ít có giá trị trồng lương thực, thích hợp phát triển đồng cỏ, trồng rừng.

Khí hậu

Thuộc khu vực gió mùa, phía Bắc ôn đới, phía Nam cận nhiệt.

Ôn đới lục địa khắc nghiệt, khí hậu núi cao.

Thuỷ văn

Sông lớn (Trường Giang, Hoàng Hà) => có giá trị về kinh tế song cũng nhiều thiên tai.

Sông nhỏ, dòng chảy tạm thời, nơi bắt nguồn của các sông lớn chảy về phía Đông.

Khoáng sản

Giàu khoáng sản kim loại màu.

Dầu khí, than, sắt. Tài nguyên rừng và đồng cỏ cũng là thế mạnh của miền.

Khó khăn

Lũ lụt (đồng bằng Hoa Nam), bão tố…

Diện tích khô hạn rộng lớn…

 

? (trang 89 SGK Địa lý 11) Dựa vào hình 10.4 (trang 89 SGK Địa lý 11) và kiến thức trong bài, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư của Trung Quốc.
Dân cư Trung Quốc phân bố không đồng đều:
+ Đông đúc : chủ yếu phía Đông, tập trung với mật độ cao ở các đông bằng rộng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu, Hồng Kông…). Do miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên, đây cũng là nơi tập trung hầu hết các hạot động kinh tế của TQ, nhất là công nghiệp, dịch vụ.
+ Thưa thớt : chủ yếu là phía Tây và Tây Bắc, nhiều vùng rộng lớn mật độ < 1người/km2. Do miền Tây có nhiều điều kiện tự nhiên khó khăn, hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.

? (trang 90 SGK Địa lý 11) Dựa vào hình 10.1 (trang 87 SGK Địa lý 11), nêu đặc điểm địa hình của miền Đông và miền Tây Trung Quốc.
– Địa hình miền Đông chủ yếu là
+ Đồng bằng và đồi núi thấp.
+ Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, từ Bắc xuống Nam có các đồng bằng sau : đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam.
– Địa hình miền Tây bao gồm :
+ Các dãy núi cao : Thiên Sơn, Côn Luân, Nam Sơn, Hi-ma-lay-a,…
+ Các sơn nguyên đồ sộ : Tây Tạng,…
+ Xen lẫn các bồn địa : Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim,…

? (trang 90 SGK Địa lý 11) Phân tích những thuận lợi và khó khăn của miền Đông và miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc.
* Miền Đông :
– Thuận lợi :
+ Nông nghiệp : Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu chuyển từ cận nhiệt sang ôn đới gió mùa, có nhiều sông lớn với nguồn nước dồi dào cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.
+ Công nghiệp : Có nhiều loại khoáng sản như than đá, dầu mỏ, khí đốt, quặng sắt và quặng kim loại màu, sông ngòi có giá trị về thủy điện thuận lợi để phát triển nhiều ngành công nghiệp.
– Khó khăn : Sông ngòi thường gây lụt lội về mùa hạ ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt.
*Miền Tây :
– Thuận lợi :
+ Nông nghiệp : Tập trung nhiều rừng và đồng cỏ, thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn.
+ Công nghiệp : có nhiều loại khoáng sản như than, sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên,… đây là vùng giàu tiềm năng công nghiệp.
– Khó khăn : địa hình hiểm trở, song ngòi ít nước ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.

? (trang 90 SGK Địa lý 11) Dựa vào hình 10.1 (trang 87 SGK Địa lý 11) và hình 10.4 (trang 89 SGK Địa lý 11), nhận xét và giải thích đặc điểm phân bố dân cư Trung Quốc.
Dân cư Trung Quốc phân bố không đồng đều:
+ Đông đúc : chủ yếu phía Đông, tập trung với mật độ cao ở các đông bằng rộng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu, Hồng Kông…). Do miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên, đây cũng là nơi tập trung hầu hết các hoạt động kinh tế của TQ, nhất là công nghiệp, dịch vụ.
+ Thưa thớt : chủ yếu là phía Tây và Tây Bắc, nhiều vùng rộng lớn mật độ < 1người/km2. Do miền Tây có nhiều điều kiện tự nhiên khó khăn, hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.

? (trang 90 SGK Địa lý 11) Chính sách dân số đã tác động đến dân số Trung Quốc như thế nào?
-Tích cực:
+Đời sống nhân dân được cải thiện
+Giải quyết vấn đề về việc làm
+Dễ dàng trong công tác quản lý dân số
+Có nhiều đất đai để phát triển nông nghiệp
+Giáo dục con cái chu đáo
– Hạn chế:
+Chính sách dân số đã làm mất cân bằng tỉ lệ nam và nữ ở Trung Quốc (vẫn còn trọng nam khinh nữ).
+Người già thiếu người chăm sóc
+Tuy tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên chỉ còn 0,63 nhưng vẫn là nước đông dân và đứng đầu thế giới.
+Xảy ra các tệ nạn xã hội
+Thiếu nguồn lao động trong tương lai…

 

Xem thêm về Trung Quốc tại đây!

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.