Bài 9. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Địa lý 12)

1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Tính chất nhiệt đới
– Nguyên nhân : Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc và trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh 2 lần.
– Biểu hiện :
+ Tổng bức xạ lớn : > 130 kcal/cm2/năm.
+ Cân bằng bức xạ dương : trên 75 kcal/cm2/năm.
+ Nhiệt độ trung bình năm cao : 20 độC – 27 độC.
+ Tổng số giờ nắng : 1400 – 3000 giờ/ năm.
+ Nhiệt độ hoạt động : 8.000 – 10.000 độC.

b. Lượng mưa, độ ẩm lớn
– Nguyên nhân : Do nước tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn do đó được tăng cường độ ẩm và lượng mưa.
– Biểu hiện :
+ Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500-2000mm, ở sườn đón gió biển và các khối núi cao có thể lên đến 3500-4000mm
+ Độ ẩm không khí cao, trên 80% – 100%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.

Hinh 9.3. Khí hậu

Hinh 9.3. Khí hậu

c. Gió mùa
Việt Nam trong năm có hai loại gió chính là : gió Tín phong và gió mùa.
* Gió Tín phong : Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên gió Tín phong hoạt động quanh năm, nó chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa gió (gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ).

* Gió mùa : Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ; gió mùa luôn lấn át gió Tín phong.
+ Gió mùa mùa đông:

Hinh 9.1. Gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Nam Á

Hinh 9.1. Gió mùa mùa đông ở khu vực Đông Nam Á

Từ tháng 11 đến tháng 4. Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc, thường gọi là gió mùa Đông Bắc.
– Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa Đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa Đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn ở ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
– Gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần, bớt lạnh hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã.
– Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc chiếm ưu thế, gây mưa ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

* Gió mùa mùa hạ:

Hinh 9.2. Gió mùa mùa hạ ở khu vực Đông Nam Á

Hinh 9.2. Gió mùa mùa hạ ở khu vực Đông Nam Á

Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào nước ta.
– Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào).
– Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động mạnh.
+ Khi vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
+ Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.

* Phân mùa : Do sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất.
– Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
– Ở miền Nam: Có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.
– Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ : có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

 

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

1. Dựa vào những kiến thức đã học, hãy cho biết vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

– Nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc.
-Thuộc khu vực gió mùa châu Á.
-Tiếp giáp với Biển Đông nóng ẩm
=>Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

2. Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết trung tâm xuất phát gió mùa Đông Bắc và tính chất gió này ở Việt Nam

-Trung tâm xuất phát gió mùa Đông Bắc là từ khối khí lạnh cực lục địa từ trung tâm áp cao Xibia ở vĩ độ 50độ Bắc.
-Tính chất khối khí chủ yếu là lạnh khô.

 

3. Dựa vào hình 9.2 (trang 42 SGK), hãy cho biết các trung tâm áp cao hình thành gió mùa mùa hạ ở Việt Nam; hướng di chuyển và tính chất của gió này.

-Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).
-Bắt đầu giữa mùa hạ, áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam mạnh lên. Khối khí từ áp cao này di chuyển theo hướng đông nam, khi vượt qua Xích đạo thì khối khí này trở nên nóng ẩm và chuyển thành hướng tây nam (do lực Côriôlit) xâm nhập trực tiếp vào nước ta, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

4. Hoạt động của gió mùa đã dẫn tới sự phân chia mùa khí hậu khác nhau giữa các khu vực như thế nào?

Hệ quả giao tranh giữa các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất đã tạo nên sự phân mùa khí hậu.
– Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
– Ở miền Nam: Có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.
– Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ : có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

5. Tính chất nhiệt đới, ẩm  của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào?

a. Tính chất nhiệt đới
– Nguyên nhân : Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc và trong năm Mặt Trời luôn đứng cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh 2 lần.
– Biểu hiện :
+ Tổng bức xạ lớn : > 130 kcal/cm2/năm.
+ Cân bằng bức xạ dương : trên 75 kcal/cm2/năm.
+ Nhiệt độ trung bình năm cao : 20độC – 27độC.
+ Tổng số giờ nắng : 1400 – 3000 giờ/ năm.
+ Nhiệt độ hoạt động : 8.000 – 10.000độC.

b. Lượng mưa, độ ẩm lớn
– Nguyên nhân : Do nước tiếp giáp với Biển Đông rộng lớn do đó được tăng cường độ ẩm và lượng mưa.
– Biểu hiện :
+ Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500-2000mm, ở sườn đón gió biển và các khối núi cao có thể lên đến 3500-4000mm
+ Độ ẩm không khí cao, trên 80% – 100%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.

6. Dựa vào bảng số liệu sau:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

Nhiệt độ

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình tháng I (oC)

Nhiệt độ trung bình tháng VII (oC)

Nhiệt độ trung bình năm (oC)

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Vinh

17,6

29,6

23,9

Huế

19,7

29,4

25,1

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

Tp. Hồ Chí Minh

25,8

27,1

26,9

Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân.

a. Nhận xét:
-Nhiệt độ trung bình tháng I và trung bình năm của các địa điểm có sự chênh lệch theo chiều hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. Sự chênh lệch rõ nhất là vào tháng I: Lạng Sơn 13,3oC, TP. Hồ Chí Minh 25,8o C.
Nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các địa điểm ít có sự chênh lệch.
b. Nguyên nhân
Càng vào Nam, càng gần xích đạo thì bề mặt Trái Đất càng nhận được nhận lượng bức xạ. Mặt Trời lớn do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn và khoảng thời gian giữa hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh dài hơn.
-Tháng I, chênh lệch nhiệt độ từ Bắc vào Nam rõ rệt vì miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.
-Tháng VII, không còn tác động của gió mùa Đông Bắc nên sự chênh lệch nhiệt độ giữa các địa điểm từ Bắc vào Nam không rõ rệt. Ở TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ tháng VII thấp hơn các địa điểm khác vì đây là tháng có mưa lớn (tháng nóng nhất ở TP.Hồ Chí Minh là tháng IV: 28,9oC

 

7. Dựa vào bảng số liệu sau:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

Tiêu chí

Địa điểm

Lượng mưa

(mm)

Lượng bốc hơi

(mm)

Cân bằng ẩm

(mm)

Hà Nội

1667

989

+ 687

Huế

2868

1000

+ 1868

Tp Hồ Chí Minh

1931

1686

+ 245

Hãy so sánh nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. Giải thích.

a. Nhận xét
-Lượng mưa thay đổi từ Bắc vào Nam. Huế có lượng mưa cao nhất (2.868mm), sau đó đến TP.Hồ Chí Minh (1931 mm), Hà Nội có lượng mưa ít nhất (1.676 mm).
-Lượng bốc hơi càng vào Nam càng tăng.
-Cân bằng ẩm cao nhất là Huế (+1.868mm), sau đó đến Hà Nội (+687mm), TP.Hồ Chí Minh (+245mm).

b. Giải thích
-Hà Nội: lượng mưa ít do có mùa đông lạnh, ít mưa. Lượng bốc hơi thấp nên cân bằng ẩm cao hơn TP.Hồ Chí Minh.
-Huế: có lượng mưa cao nhất do bức chắn của dãy Trường Sơn cà Bạch Mã đối với các luồng gió thổi hướng đông bắc, bão từ Biển Đông vào và hoạt động của dải hội tụ nội chí tuyến, của đông lạnh. Cũng chính vì thế, Huế có mùa mưa vào thu-đông (từ tháng VIII đến tháng I). Vào thời kì mưa nhiều này, do lượng bốc hơi nhỏ nên cân bằng ẩm ở Huế cao.
-TP.Hồ Chí Minh có lượng mưa cao hơn Hà Nội do trực tiếp đón nhận gió mùa tây nam mang mưa, hoạt động của dãy hội tụ nội chí tuyến mạnh hơn, nhưng nhiệt độ cao đặc biệt trong mùa khô nên bốc hơi nước cũng mạnh hơn vì thế có cân bằng ẩm thấp hơn ở Hà Nội.

 

8. Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.

Việt Nam trong năm có hai loại gió chính là : gió Tín phong và gió mùa.
* Gió Tín phong : Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên gió Tín phong hoạt động quanh năm, nó chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa gió (gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ).

* Gió mùa : Việt Nam có hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ; gió mùa luôn lấn át gió Tín phong.
+ Gió mùa mùa đông: Từ tháng 11 đến tháng 4. Miền Bắc chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc thổi theo hướng đông bắc, thường gọi là gió mùa Đông Bắc.
– Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa Đông lạnh ở miền Bắc: Nửa đầu mùa Đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm có mưa phùn ở ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
– Gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía nam suy yếu dần, bớt lạnh hơn và bị chậm lại bởi dãy Bạch Mã.
– Trong thời gian này, từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng Đông Bắc chiếm ưu thế, gây mưa ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

* Gió mùa mùa hạ: Từ tháng 5 đến tháng 10. Có hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào nước ta.
– Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Lào).
– Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (xuất hiện từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam) hoạt động mạnh.
+ Khi vượt qua biển vùng xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 cho Trung Bộ.
+ Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ, tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc.

* Phân mùa : Do sự luân phiên các khối khí hoạt động theo mùa khác nhau cả về hướng và về tính chất.
– Ở miền Bắc: có mùa đông lạnh khô, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
– Ở miền Nam: Có hai mùa: mùa khô và mùa mưa ẩm rõ rệt.
– Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ : có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.

 

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân thu là :
A. Khu vực phía nam vĩ tuyến 16ºB.
B. Khu vực phía đông dãy Trường Sơn.
C. Khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.
D. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.
Câu 2. Mưa phùn là loại mưa :
A. Diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.
B. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.
C. Diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.
D. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.
Câu 3. Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm :
A. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
Câu 4. Ở đồng bằng Bắc Bộ, gió phơn xuất hiện khi :
A. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc.
B. Áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam.
C. Khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới.
D. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta.
Câu 5. Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là :
A. Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
B. Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
C. Gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
D. Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.
Câu 6. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng :
A. Nam Bộ.
B. Tây Nguyên và Nam Bộ.
C. Phía Nam đèo Hải Vân.
D. Trên cả nước.
Câu 7. Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông.
B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc – đông nam.
C. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt.
D. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao.
Câu 8. Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay là :
A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
B. Rừng gió mùa thường xanh.
C. Rừng gió mùa nửa rụng lá.
D. Rừng ngập mặn thường xanh ven biển.
Câu 9. Biểu hiện tính chất nhiệt đới của khì hậu nước ta là
A. Hằng năm, nước ta nhận được lượng nhiệt Mặt trời lớn.
B. Trong năm, Mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời.
C. Trong năm, Mặt trời qua thiên đỉnh hai lần.
D. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.
Câu 10. Nhiêt độ trung bình năm của nước ta là (°C)
A. 21-22.
B. 22-27.
C. 27-28.
D. 28-29.
Câu 11. Lượng mưa trung bình năm của nước ta dao động
A. 1500-2000.
B. 1600-2000.
C. 1700-2000.
D. 1800-2000.
Câu 12. Độ ẩm không khí của nước ta dao động từ (%)
A. 60-100.
B. 70-100.
C. 80-100.
D. 90-100.
Câu 13. Gió thổi vào nước ta mang lại thời tiết lạnh, khô vào đầu mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông cho miền Bắc là
A. Gió mậu dịch nửa cầu Nam.
B. Gió Mậu dịch nửa cầu Bắc.
C. Gió Đông Bắc.
D. Gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan.
Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không đúng với gió mùa Đông Bắc ở nước ta
A. Thổi liên tục trong suốt mùa đông.
B. Chỉ hoạt động ở miền Bắc
C. Hầu như kết thúc bởi bức chắn dãy Bạch Mã.
D. Tạo nên mùa đông có 2,3 tháng lạnh ở miền Bắc
Câu 15. Bản chất của gió mùa mùa đông là
A. Khối khí xích đạo ẩm.
B. Khối khí chí tuyến nửa cầu Nam.
C. Khối khí cực lục địa.
D. Khối khí vịnh Tây Bengan.
Câu 16. Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm, vì
A. Gió càng gần về phía Nam.
B. Gió di chuyển về phía Đông.
C. Gió thổi qua biển Nhật Bản và biển Hoàng Hải.
D. Gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn.
Câu 17. Gió mùa Tây Nam ở nước ta thông thường trong khoảng thời gian
A. Từ tháng VII-IX.
B. Từ tháng V-VII.
C. Từ tháng VI-VIII.
D. Từ tháng V-X.
Câu 18. Khí hậu được phân chia thành hai mùa khô và mưa rõ rệt là ở:
A. Miền Bắc.
B. Miền Nam.
C. Tây Bắc.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 19. Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên là do hoạt động của
A. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Nam.
B. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Bengan.
C. Gió tín phong xuất phát từ áp cao cận chí tuyến nửa cầu Bắc.
D. Gió Đông Bắc xuất phát từ áp cao Xibia.
Câu 20. Tác động của gió Tây khô nóng đến khí hậu nước ta là
A. Gây ra thời tiết nóng, ẩm theo mùa.
B. Tạo sự đối lập giữa Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
C. Tạo kiểu thời tiết khô nóng, hoạt động từng đợt.
D. Mùa thu, đông có mưa phùn.
Câu 21. Quá trình hóa học tham gia vào việc làm biến đổi bề mặt địa hình hiện tại được biểu hiện ở
A. Tạo thành địa hình Cácxtơ.
B. Đất trượt, đá lở ở sườn dốc.
C. Hiện tượng bào mòn, rửa trôi đất.
D. Hiện tượng xâm thực.
Câu 22. Đặc điểm nào sau đây không đúng với mạng lưới sông ngòi nước ta?
A. Ít phụ lưu.
B. Nhiều sông.
C. Phần lớn là sông nhỏ.
D. Mật độ sông lớn.
Câu 23. Chế độ nước sông ngòi nước ta theo mùa, do
A. Trong năm có hai mùa mưa và khô.
B. Độ dốc địa hình lớn, mưa nhiều.
C. Mưa nhiều trên địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn.
D. Đồi núi bị cắt xẻ, độ dốc lớn, mưa nhiều.
Câu 24. Quá trình feralit hóa diễn ra mạnh mẽ ở vùng
A. Ven biển.
B. Đồng bằng.
C. Vùng núi.
D. Đồi.
Câu 25. Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở miền núi là
A. Tạo thành nhiều phụ lưu.
B. Tổng lượng bùn cát lớn.
C. Dòng chảy mạnh.
D. Hệ số bào mòn nhỏ.
Câu 26. Feralit là loại đất chính ở Việt Nam vì
A. Chủ yếu ở vùng đồi núi thấp.
B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm.
C. Có 3/4 diện tích đồi núi.
D. Trong năm có hai mùa mưa và khô.
Câu 27. Nguyên nhân làm cho đất đai nước ta dễ bị suy thoái là
A. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp.
B. Địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung một mùa.
C. Mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi.
D. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi.
Câu 28. Thành phần loài nào sau đây không phải thuộc các cây họ nhiệt đới?
A. Dầu.
B. Đỗ Quyên.
C. Dâu tằm.
D. Đậu.
Câu 29. Thủy chế theo mùa là hệ quả của chế độ
A. Gió mùa.
B. Mưa mùa.
C. Sinh vật.
D. Đất đai.
Câu 30. Nền nhiệt ẩm cao tác động đến sản xuất nông nghiệp ở
A. Tính mùa vụ của sản xuất.
B. Lượng mưa theo mùa.
C. Đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
D. Sự phân mùa khí hậu.
Câu 31. Loài động vật nào sau đây không thuộc loài nhiệt đới?
A. Gà lôi.
B. Khỉ.
C. Ngựa.
D. Trĩ
Câu 32. Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta hiện tại là
A. Xâm thực – bồi tụ.
B. Bồi tụ – xâm thực.
C. Bồi tụ.
D. Xâm thực
Câu 33. Tác động của địa hình xâm thực bồi tụ mạnh đến việc sử dụng đất ở nước ta là
A. Bào mòn, rửa trôi đất, làm trơ sỏi đá.
B. Tạo thành địa hình cácxtơ với các hang động ngầm.
C. Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, hẻm vực, khe sâu.
D. Tích tụ đất đá thành nón phóng vật ở chân núi.
Câu 34. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là
A. Rừng nhiệt đới gió mùa thường xanh.
B. Rừng thưa nhiệt đới khô.
C. Rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá.
D. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
Câu 35. Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì :
A. Có sự tích tụ nhiều Fe²O³.
B. Có sự tích tụ nhiều Al²O³.
C. Mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan.
D. Quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh.
Câu 36. Gió mùa mùa hạ chính thức của nước ta gây mưa cho vùng :
A. Tây Nguyên.
B. Nam Bộ.
C. Bắc Bộ.
D. Cả nước.
Câu 37. Trong 4 địa điểm sau, nơi có mưa nhiều nhất là :
A. Hà Nội.
B. Huế.
C. Nha Trang.
D. Phan Thiết.
Câu 38. So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất. Nguyên nhân chính là :
A. Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta.
B. Huế có lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa thu đông.
C. Huế có lượng mưa không lớn nhưng mưa thu đông nên ít bốc hơi.
Câu 39. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành gió mùa là:
A. Sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương
B. Sự chênh lệch độ ẩm giữa ngày và đêm.
C. Sự hạ khí áp đột ngột.
D. Sự chênh lệch nhiệt và khí áp giữa lục địa và đại dương.
Câu 40. Biên độ nhiệt trung bình năm và biên độ nhiệt tuyệt đối:
A. Giảm dần từ Bắc vào Nam.
B. Tăng dần từ Bắc vào Nam.
C. Chênh lệch nhau ít giữa Bắc và nam.
D. Tăng, giảm tùy lúc.

Xem Đáp án tại đây!

2 comments

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.