Bài 46. Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây dãy An-đet (Địa lý 7)

1. Quan sát hình 46.1 (trang 139 SGK Địa lý 7), cho biết các đai thực vật theo chiều cao ở sườn tây dãy An-đet.

Hinh 46.1. Sơ đồ sườn tây An-đet qua lãnh thổ Pê-ru

Hinh 46.1. Sơ đồ sườn tây An-đet qua lãnh thổ Pê-ru

– Từ 0 -1000m : Thực vật nửa hoang mạc
– Từ 1000m – Trên 2000m : Cây bụi, xương rồng
– Trên 2500m – trên 3500m : Đồng cỏ , cây bụi .
– Trên 3500m – 5000m : Đồng cỏ núi cao
– Trên 5000m : Băng tuyết.

2. Quan sát hình 46.2 (trang 139 SGK Địa lý 7):
– Cho biết các đai thực vật theo chiều cao ở sườn đông dãy An-đet.
– Từng đai thực vật được phân bố từ độ cao nào đến độ cao nào?

Hinh 46.2. Sơ đồ sườn đông An-đet qua lãnh thổ Pê-ru

Hinh 46.2. Sơ đồ sườn đông An-đet qua lãnh thổ Pê-ru

– Từ 0 -1000m : Rừng nhiệt đới
– Từ 1000m – 1300m : Rừng lá rộng
– Từ 1300m -3000m : Rừng lá kim
– Từ 3000m – 4000m : Đồng cỏ
– Từ 4000m – trên 5500m : Đồng cỏ núi cao
– Từ trên 5500m : Băng tuyết.

 

3. Quan sát hình 46.1 và 46.2 (trang 139 SGK Địa lý 7), cho biết: Tại sao từ độ cao 0m đến 1000m, ở sườn đông có rừng nhiệt đới còn ở sườn tây là thực vật nửa hoang mạc?
– S­ườn đông An-đet mưa nhiều hơn sườn tây.
– Sườn đông mưa nhiều vì chịu ảnh hưởng gió Tín phong và hải lưu nóng từ biển thổi vào nên rừng nhiệt đới phát triển mạnh.
– Sườn tây có mưa ít là do tác động dòng biển lạnh Pê-ru làm khu vực này trở nên khô hạn nên chỉ phổ biến thực vật nửa hoang mạc.

 

Xem thêm về dãy An-đet tại đây!

20 comments

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.