Bài 24. Sự phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa (Địa lý 10)

I. Phân bố dân cư
1. Khái niệm
– Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội.
– Để thể hiện tình hình phân bố dân cư người ta thường dùng tiêu chí Mật độ dân số
Mật độ Dân số = Số dân / Diện tích = người/km2

2. Đặc điểm
a. Phân bố dân cư không đều trong không gian
Năm 2005 mật độ dân cư trung bình của thế giới khoảng 48 người/km2. Trong đó:
+ Tập trung đông: Tây Âu (169), Nam Âu (115), Ca ri bê (166), Đông Á (131), Đông Nam Á (124),…
+ Thưa dân: Châu Đại Dương (4), Bắc Mĩ (17), Nam Mĩ (21), Trung Phi (17), Bắc Phi (23).
b. Phân bố dân cư biến động theo thời gian
Từ năm 1650 – 2005 có sự biến động về tỉ trọng:
+ Châu Mĩ, châu Á, châu Đại Dương: tăng.
+ Châu Âu, châu Phi: giảm.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư
– Điều kiện tự nhiên: Khí hậu, nước, địa hình , đất, khoáng sản,..thuận lợi thu hút cư trú.
– Điều kiện kinh tế – xã hội: Phương thức sản xuất (tính chất nền kinh tế), trình độ phát triển kinh tế,… quyết định đến cư trú.
– Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, cư trú đông, chuyển cư, …

II. Đô thị hoá
1. Khái niệm
Là quá trình kinh tế-xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

2. Đặc điểm
a. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh
Từ năm 1900 – 2005:
+ Tỉ lệ dân thành thị tăng (13,6% lên 48%).
+ Tỉ lệ dân nông thôn giảm (86,4% xuống 52%).
b. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
+ Số lượng thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều.
+ Nơi cao: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Tây Âu, LB Nga, LiBi.
+ Nơi thấp: Châu Phi, phần đa châu Á (trừ Liên bang Nga).
c. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị: Kiến trúc, giao thông, công trình công cộng, tuân thủ pháp luật, ….

3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường
– Tích cực: Thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi sự phân bố dân cư, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị.
– Tiêu cực: Nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa (tự phát):
+ Nông thôn: mất đi một phần nhân lực (đất không ai sản xuất)
+ Thành phố: thất nghiệp, thiếu việc làm, nghèo nàn, ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiều tiêu cực khác.

 

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 93 SGK Địa lý 10) Dựa vào bảng số liệu trên (bảng 24.1, trang 93 SGK Địa lý 10), em hãy nhận xét về tình hình phân bố dân cư trên thế giới.
Dân cư phân bố không đều trong không gian.
– Các khu vực tập trung đông dân:
+ Đồng bằng châu Á gió mùa: Đông Á (miền Đông Trung Quốc, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên), Đông Nam Á, Nam Á (Ấn Độ, Băng-la-đét, Pa-kit-xtan).
+ Châu Âu (các nước Tây Âu, Nam Âu. Đông Âu trừ LB Nga).
+ Trung Mĩ và vùng Ca-ri-bê.
– Các vùng thưa dân trên thế giới là:
+ Vùng băng giá ven Bắc Bắc Băng Dương(vòng cực Bắc, đảo Grơn-len, các đảo và quần đảo phía bắc Ca-na-đa, phần hắc Xi-bê-ri, vùng viễn đông của LB Nga).
+ Những vùng hoang mạc ờ châu Phi (Xa-ha-ra, Ca-la-ha-ri, Na-míp), châu Á (hoang mạc Gô-bi, hoang mạc Né-phút và Rưp-en Kha-li, bán đảo A-ráp,…) và ở châu Đại Dương.
+ Vùng rừng rậm xích đạo ở Nam Mĩ (A-ma-dôn), ở châu Phi và ở những vùng núi cao.

? (trang 94 SGK Địa lý 10) Dựa vào bảng 24.2 (trang 94 SGK Địa lý 10), hãy nêu sự thay đổi về tỉ trọng phân bố dân cư trên thế giới trong thời kì 1650 – 2005.
Từ giữa thế kỉ XVII đến nay, bức tranh phân bố dân cư giữa các châu lục có sự thay đổi.
– Số dân châu Á là đông nhất, vì đây là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, có tốc độ gia tăng tự nhiên cao và ít chịu ảnh hưởng của các cuộc chuyển cư liên lục địa.
– Dân cư châu Âu tương đối ổn định trong thời gian từ giữa thế kỉ XVII đến giữa thế kỉ XVIII, sau đó tăng lên vào giữa thế kỉ XIX do bùng nổ dân số, rồi sau đó bắt đầu giảm đột ngột, một phần vì xuất cư sang châu Mĩ và châu Đại Dương, nhưng chủ yếu vì mức gia tăng giảm liên tục cho đến nay.
– Dân cư châu Phi giảm mạnh từ giữa thế kỉ XVII cho đến giữa thế kỉ XIX liên quan tới các dòng xuất cư sang châu Mĩ. Từ cuối thế kỉ XIX cho đến nay, dân số bắt đầu tăng lên do mức gia tăng tự nhiên rất cao.
– Dân cư châu Mĩ tăng đáng kể nhờ các dòng nhập CƯ liên tục từ châu Phi, châu Âu.
– Riêng châu Đại Dương, số dân nhỏ so với tổng số dân thế giới, có tăng lên ít nhiều sau khi có dòng nhập cư từ châu Âu, châu Á tới.

? (trang 95 SGK Địa lý 10) Em có nhận xét gì về sự thay đổi tỉ lệ dân cư thành thị và nông thôn trên thế giới thời kì 1900-2005 (dựa vào bảng 24.3, trang 95 SGK Địa lý 10).
– Tỉ lệ dân cư thành thị ngày càng tăng, từ 13,6% (năm 1900) lên 37,7 % (năm 1970) đạt 48,0% (năm 2005), tăng 34,4%.
– Tỉ lệ dân cư nông thôn ngày càng giảm, từ 86,4% (năm 1900) xuống còn 62,3% (năm 1970), 52,0% (năm 2005).

? (trang 96 SGK Địa lý 10) Căn cứ vào hình 24 (trang 96 SGK Địa lý 10), em hãy cho biết:
– Những châu lục và khu vực nào có tỉ lệ dân cư thành thị cao nhất?
– Những châu lục và khu vực nào có tỉ lệ dân cư thành thị thấp nhất?

Hinh 24. Tỉ lệ dân thành thị trên thế giới, thời kì 2000-2005

Hinh 24. Tỉ lệ dân thành thị trên thế giới, thời kì 2000-2005

– Những châu lục và khu vực có tỉ lệ dân cư thành thị cao nhất: Bắc Mĩ. Nam Mĩ, Tây và Trung Âu. Bắc Âu, Bắc Á, Đông Á (trừ Trung Quốc), Ô-xtrây-lia và quần đảo Niu Di-len.
– Những châu lục và khu vực có tỉ lệ dân cư thành thị thấp nhất: châu Phi, Nam Á. Đồng Nam Á.

? (trang 97 SGK Địa lý 10) Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới hiện nay. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố.
– Đặc điểm phân bố dân cư
+ Phân bố dân cư không đều trong không gian. Năm 2005, mật độ dân số trung bình của thế giới là 48 người/km2, nhưng dân cư phân bố không đều.
+ Biến động về phân bố dân cư theo thời gian.
– Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư
Phân bố dân cư là một hiện tượng xã hội có tính quy luật do tác động tổng hợp của hàng loạt nhân tố, trong đó nguyên nhân quyết định là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tính chất của nền kinh tế, sau đó là các nguyên nhân về điều kiện tự nhiên, lịch sử khai thác lãnh thổ, chuyển cư,…

? (trang 97 SGK Địa lý 10) Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH DÂN SỐ THẾ GIỚI VÀ CÁC CHÂU LỤC, NĂM 2005

Châu lục

Diện tích

(triệu km2)

Dân số

(triệu người)

Châu Phi

30,3

906

Châu Mĩ

42,0

888

Châu Á (trừ LB Nga)

31,8

3920

Châu Âu (kể cả LB Nga)

23,0

730

Châu Đại Dương

8,5

33

Toàn thế giới

135,6

6477

a) Tính mật độ dân số thế giới và các châu lục
b) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện mật độ dân số thế giới và các châu lục.

a) Tính mật độ dân số thế giới và các châu lục
Áp dụng công thức: Mật độ dân số = Dân số / Diện tích = (người/km2)
+ Châu Phi = 906/30,3 = 30 người/km2
+ Tương tự:
. Châu Mĩ = 21 người/km2
. Châu Á (trừ LB Nga) = 123 người/km2
. Châu Âu (kể cả LB Nga) = 32 người/km2
. Châu Đại Dương = 4 người/km2
. Toàn thế giới = 48 người/km2
b) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện mật độ dân số thế giới và các châu lục

*Cách vẽ 1:

Bai tap 3, trang 97 (Cach 1), lop 10

*Cách vẽ 2:

Bai tap 3, trang 97 (Cach 2), lop 10

=>Nhìn chung, Châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương có mật độ dân số thấp hơn mật độ dân số trung bình của thế giới; Châu Á có mật độ dân số cao hơn so với mật độ dân số trung bình của thế giới.

4 comments

  1. Bài 24 có tới 3 mục mà ở đây chỉ có 2 mục, còn thiếu mục Các loại hình quần cư. Đề nghị web bổ sung phần còn lại !

    Đã thích bởi 1 người

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.