Bài 32. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Địa lý 12)

* Khái quát
– Có diện tích lớn nhất nước ta : trên 101 nghìn km2 (chiếm khoảng 30,5% diện tích).
– Số dân 11.667,5 nghìn người (12,9% dân số cả nước- năm 2014).
– Gồm các tỉnh:
+ Phần Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình.
+ Phần Đông Bắc: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Quảng Ninh.
-Tiếp giáp : Trung Quốc, Thượng Lào, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ.

Hinh 32. Khai thác một số thế mạnh chủ yếu của Trung du miền núi Bắc Bộ
Hinh 32. Khai thác một số thế mạnh chủ yếu của Trung du miền núi Bắc Bộ

1. Khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện

a. Khoáng sản: giàu khoáng sản bậc nhất nước ta, rất phong phú, gồm nhiều loại:

– Các khoáng sản chính: than, sắt, thiếc, chì – kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa…
+ Vùng Đông Bắc
– Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm. Nguồn than chủ yếu dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và để xuất khẩu.
Đó là các nhà máy nhiệt điện : Uông Bí, Uông Bí mở rộng (450 MW), Cao Ngạn (116 MW), Na Dương (110 MW), Cẩm Phả (600 MW) đang xây dựng…
– Mỏ sắt ở Yên Bái.
– Thiếc và bôxit ở Cao Bằng, mỗi năm SX khoảng 1.000 tấn thiếc.
– Kẽm – chì ở Chợ Điền, Bắc Kạn.
– Đồng – vàng ở Lào Cai.
– Các khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit ở Lào Cai, khai thác 600 nghìn tấn/năm chủ yếu để sản xuất phân lân.
– Vùng Tây Bắc
– Đồng – niken ở Sơn La.
– Đất hiếm ở Lai Châu.

=> Giàu khoáng sản tạo điều kiện thuận lợi phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.

b.Thủy điện

a. Tiềm năng
– Là vùng có nhiều hệ thống sông lớn như hệ thống sông Hồng (11 triệu KW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện cả nước, trong đó có sông Đà (6 triệu KW) vùng Tây Bắc, sông Chảy, sông Gâm (vùng Tây Bắc)…Vùng có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta.
– Sự phân hóa 2 mùa lũ, cạn không thật rõ rệt tạo điều kiện cho các nhà máy thủy điện hoạt động quanh năm.
b. Hiện trạng
– Nhiều nhà máy thủy điện công suất lớn đã được xây dựng như Thác Bà trên sông Chảy (110 MW). Nhà máy thuỷ điện trên sông Đà (1.920 MW).
– Hiện nay đã xây dựng nhà máy thuỷ điện Sơn La 2.400 MW (trên sông Đà), thuỷ điện Tuyên Quang 300 MW (trên sông Gâm).
– Nhiều nhà máy thuỷ điện nhỏ đang được xây dựng trên các phụ lưu của các sông.
c. Hiệu quả
– Công nghiệp điện năng phát triển sẽ tạo động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào.
– Cung cấp nguồn điện năng cho các vùng khác, hàng loạt các hệ thống đường dây và trạm biến áp được xây dựng trong vùng.
d. Phương hướng
– Cần tăng cường đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện bằng cả nguồn lực trong nước và cả hợp tác đầu tư nước ngoài.
– Nâng cấp và xây dựng các hệ thống đường dây tải điện, trạm biến áp.
– Khi xây dựng các nhà máy thủy điện cần quan tâm đến môi trường để đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Đồng thời có chính sách di dân hiệu quả đối với các hộ gia đình nằm trong vùng lòng hồ.

2. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới
a. Tiềm năng
– Có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du).
– Đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh…
– Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi.
+ Đông Bắc : địa hình tuy không cao nhưng chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa ĐB, nên có mùa đông lạnh nhất nước ta.
+ Tây Bắc : chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB yếu hơn, nhưng do địa hình cao nhất nên mùa đông vẫn lạnh.
=> TDMNBB có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây CN có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới.
– Các vùng núi giáp biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn có điều kiện khí hậu thuận lợi cho trồng các loại cây thuốc quí (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả…), các cây ăn quả (mận, đào và lê). Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.
– Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây CN, cây đặc sản và cây ăn quả của vùng còn rất lớn.
– Có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất
– Có các cơ sở CN chế biến
– Chính sách, thị trường, vốn, kỹ thuật…thuận lợi
* Khó khăn:
– Rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông.
– Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa cân xứng với thế mạnh của vùng.
b. Thực trạng
– Cây công nghiệp: Đây là vùng chè lớn nhất (chiếm 60% năm 2000) cả nước với các loại chè nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái …
– Cây dược liệu : Hồi, tam thất, đỗ trọng…Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn…
– Rau, quả
+ Đào, lê, táo, mận…Lạng Sơn, Cao Bằng…
+ Rau ôn đới : SaPa sản xuất hạt giống quanh năm.
=> Ý nghĩa : Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hoá có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.

3. Chăn nuôi gia súc
a. Tiềm năng
– Có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600-700m, phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), và các gia sức khác như ngựa, dê.
– Hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi nhiều hơn (nhờ đã giải quyết tốt hơn vấn đề lương thực).
– Khí hậu thích hợp.
– Người dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi gia súc lớn.
b. Thực trạng
– Bò sữa : được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).
– Trâu, bò thịt : được nuôi rộng rãi, nhất là trâu. Đàn trâu 1,7 triệu con (chiếm 1/2 đàn trâu cả nước), đàn bò 900 nghìn con (chiếm 16% đàn bò cả nước, năm 2005).
– Đàn lợn : trong vùng tăng nhanh do nguồn hoa màu lương thực, hơn 5,8 triệu con (chiếm 21% đàn lợn cả nước) năm 2005.
c. Khó khăn
+ Vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng và đô thị) làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng.
+ Nuôi theo cách chăn thả tự nhiên, hướng chuyên môn hóa chưa rõ.
+ Các đồng cỏ cũng cần được cải tạo, nâng cao năng suất.

4. Kinh tế biển 

– Thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng):
+ Ngư trường Hải Phòng – Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) được xác định là ngư trường trọng điểm với nguồn lợi hải sản phong phú.
+ Diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản khá lớn.
– Du lịch biển – đảo :
+ Tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú (bãi biển, địa hình cacxtơ, vườn quốc gia…).
+ Quần thể vịnh Hạ Long (Di sản thiên nhiên thế giới).
– Giao thông vận tải biển : Mạng lưới cảng Quảng Ninh, trong đó nổi bật là cảng nước sâu Cái Lân.

 

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? Dựa vào bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy kể tên các loại khoáng sản chủ yếu và tên các mỏ chính từ Trung du và miền núi Bắc Bộ (có thể lập thành bảng).

Khoáng sản

Tên mỏ

Than đá

Cẩm Phả, Vàng Danh (Quảng Ninh), Sơn Dương (Tuyên Quang), Quỳnh Nhai (Điện Biên)

Than nâu Na Dương (Lạng Sơn)
Sắt

Tùng Bá (Hà Giang), Trại Cao (Thái Nguyên), Trấn Yên (Yên Bái), Vản Bàn (Lào Cai)

Mangan Tốt Tát (Cao Bằng)
Titan Sơn Dương (Tuyên Quang)
Chì – kẽm

Chợ Đồn (Bắc Kạn), vùng mỏ Sơn Dương (Tuyên Quang)

Thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), Sơn Dương (Tuyên Quang)
Đồng

Sinh Quyền (Lào Cai), Yên Châu (Sơn La), Sơn Động (Bắc Giang)

Vàng Na Rì (Bắc Kạn)
Đất hiếm Phong Thổ (Lai Châu)
Apatit Cam Đường (Lào Cai)
Đá quý Lục Yên (Yên Bái)

 

? Tại sao nói việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc
* Ý nghĩa kinh tế to lớn: TDMNBB có tiềm năng lớn, nhưng mới được khai thác một phần. Việc phát huy các thế mạnh của vùng sẽ góp phần nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước và đóng góp quan trọng vào sự phát triển KT-XH của vùng, tạo ra cơ cấu KT của vùng ngày càng hoàn thiện hơn. Cung cấp cho cả nước nguồn năng lượng, cung cấp khoáng sản, nông sản…cho thị trường trong và ngoài nước.
* Ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc
– Đây là vùng có nhiều dân tộc ít người, đồng bào các dân tộc đã góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc phát huy các thế mạnh về KT sẽ xóa bỏ dần sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa miền ngược và miền xuôi.
– KT của vùng còn chậm phát triển hơn so với các vùng khác, đời sống của đồng bào dân tộc ít người còn gặp nhiều khó khăn. Do đó phát huy các thế mạnh các thế mạnh sẽ tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo sự bình đẳng giữa các dân tộc.
– Thu hút lực lượng lao động từ đồng bằng lên, góp phần giải quyết công ăn việc làm và thay đổi tập quán SX mới cho đồng bào dân tộc, hạn chế nạn du canh, du cư.
– Đây là vùng căn cứ cách mạng, thủ đô kháng chiến trong thời kì chống Pháp.
– Có đường biên giới với Trung Quốc, Lào và các tuyến giao thông (QL 1, 6, 18…), cửa khẩu quốc tế quan trọng (Hà Khẩu, Móng Cái, Hữu Nghị, Tây Trang…) góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế trao đổi hàng hóa với các nước Trung Quốc, Lào và các nước khác trong khu vực. Việc nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước.

? Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản trong vùng.
* Khả năng
– Có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du).
– Đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh…
– Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh nhất, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi.
+ Đông Bắc : địa hình tuy không cao nhưng chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa ĐB, nên có mùa đông lạnh nhất nước ta.
+ Tây Bắc : chịu ảnh hưởng của gió mùa ĐB yếu hơn, nhưng do địa hình cao nhất nên mùa đông vẫn lạnh.
=> TDMNBB có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây CN có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới.
– Các vùng núi giáp biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn có điều kiện khí hậu thuận lợi cho trồng các loại cây thuốc quí (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả…), các cây ăn quả (mận, đào và lê). Ở Sa Pa có thể trồng rau ôn đới và sản xuất hạt giống quanh năm, trồng hoa xuất khẩu.
– Khả năng mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây CN, cây đặc sản và cây ăn quả của vùng còn rất lớn.
– Có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất
– Có các cơ sở CN chế biến
– Chính sách, thị trường, vốn, kỹ thuật…thuận lợi
* Khó khăn:
– Rét đậm, rét hại, sương muối và tình trạng thiếu nước về mùa đông.
– Mạng lưới các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản chưa cân xứng với thế mạnh của vùng.
* Hiện trạng
– Cây công nghiệp: Đây là vùng chè lớn nhất (chiếm 60% năm 2000) cả nước với các loại chè nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái …
– Cây dược liệu : Hồi, tam thất, đỗ trọng…Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Lạng Sơn…
– Rau, quả
+ Đào, lê, táo, mận…Lạng Sơn, Cao Bằng…
+ Rau ôn đới : SaPa sản xuất hạt giống quanh năm.
=> Ý nghĩa : Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây đặc sản cho phép phát triển nền nông nghiệp hàng hoá có hiệu quả cao và có tác dụng hạn chế nạn du canh, du cư trong vùng.

? Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng

* Khả năng
– Có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên ở độ cao 600-700m, phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), và các gia sức khác như ngựa, dê.
– Hoa màu lương thực dành cho chăn nuôi nhiều hơn (nhờ đã giải quyết tốt hơn vấn đề lương thực).
– Khí hậu thích hợp.
– Người dân có nhiều kinh nghiệm trong nuôi gia súc lớn.
* Hiện trạng
– Bò sữa : được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).
– Trâu, bò thịt : được nuôi rộng rãi, nhất là trâu. Đàn trâu 1,7 triệu con (chiếm 1/2 đàn trâu cả nước), đàn bò 900 nghìn con (chiếm 16% đàn bò cả nước, năm 2005).
– Đàn lợn : trong vùng tăng nhanh do nguồn hoa màu lương thực, hơn 5,8 triệu con (chiếm 21% đàn lợn cả nước) năm 2005.
*Khó khăn:
+ Vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới vùng tiêu thụ (đồng bằng và đô thị) làm hạn chế việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn của vùng.
+ Nuôi theo cách chăn thả tự nhiên, hướng chuyên môn hóa chưa rõ.
+ Các đồng cỏ cũng cần được cải tạo, nâng cao năng suất.

? Hãy xác định trên bản đồ các mỏ khoáng sản lớn trong vùng và phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng.

*Các mỏ khoáng sản lớn:

+ Vùng Đông Bắc
– Vùng than Quảng Ninh là vùng than lớn nhất và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á. Hiện nay, sản lượng khai thác đã vượt mức 30 triệu tấn/năm. 
– Mỏ sắt ở Yên Bái.
– Thiếc và bôxit ở Cao Bằng, mỗi năm SX khoảng 1.000 tấn thiếc.
– Kẽm – chì ở Chợ Điền, Bắc Kạn.
– Đồng – vàng ở Lào Cai.
– Các khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit ở Lào Cai, khai thác 600 nghìn tấn/năm chủ yếu để sản xuất phân lân.
+ Vùng Tây Bắc
– Đồng – niken ở Sơn La.
– Đất hiếm ở Lai Châu.

*Thuận lợi:

– Nơi tập trung hầu hết các loại khoáng sản ở nước ta.

– Nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn và có giá trị: than, sắt, thiếc, apatid, đồng, đá vôi…

* Khó khăn:

Các vỉa quặng nằm sâu trong lòng đất đòi hỏi phương tiện khai thác hiện đại & chi phí cao, CSHT kém phát triển, thiếu lao động lành nghề…

? Hãy xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp quan trọng cùa vùng.

Trung tâm CN

Quy mô

Cơ cấu ngành

Thái Nguyên dưới 9 nghìn tỉ đồng

Luyện kim đen, luyện kim màu, chế biến nông sản, SX vật liệu xây dựng, cơ khí

Việt Trì dưới 9 nghìn tỉ đồng

Chế biến nông sản, SX vật liệu xây dựng, Dệt may, SX giấy xenlulo, Hóa chất phân bón

Hạ Long Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng

Chế biến nông sản, SX vật liệu xây dựng, Cơ khí, Than đá, Nước khoáng, Đóng tàu

Cẩm Phả dưới 9 nghìn tỉ đồng

Cơ khí, Than đá.

Advertisement

4 comments

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.