Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế (Địa lý 9)

– Quá trình Đổi mới được thực hiện từ 1986 đến nay
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
– GDP của ngành Nông – lâm – ngư nghiệp giảm dần
– Công nghiệp – Xây dựng và dịch vụ tăng lên. Khu vực Dịch vụ đã chiến tỉ trọng khá cao nhưng vẫn còn ẩn chứa nhiều biến động
– Quá trình tăng trưởng của nền kinh tế đặc biệt là xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta đang diễn ra nhanh. Chú trọng xây dựng nền kinh tế về cơ bản là công nghiệp và giảm dần tỉ trọng của nông lâm ngư nghiệp.
– Thành phần kinh tế được mở rộng: Quốc doanh, tập thể, tư nhân, liên doanh – liên kết đang phát triển mạnh mẽ. Giảm dần sự phụ thuộc vào kinh tế Nhà nước.
– Hiện nay chúng ta đã có 7 vùng kinh tế trong đó có ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
– Mục đích: Khai thác và tận dụng tối đa các nguồn lợi từ thiên nhiên vào sản xuất đảy mạnh chuyên môn hóa tạo năng suất cao trong lao động và sản xuất.

2. Những thành tựu và thách thức
+ Thuận lợi:
– Tăng trưởng kinh tế vững chắc trên 7%/năm
– Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng có lợi cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
– Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: Dầu khí, điện, chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
– Phát triển nền sản xuất hướng ra xuất khẩu và thu hút đầu tư.
+ Khó khăn và thách thức:
– Vượt qua nghéo nàn, lạc hậu. Rút ngắn khoảng cách đói nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp trong xã hội
– Tài nguyên đang dần cạn kiệt vì khai thác quá mức
– Vấn đề việc làm, an ninh xã hội, y tế giáo dục còn nhiều hạn chế…..
– Thách thức lớn khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

 

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

Hình 6.2. Lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm, lop 9

Hình 6.2. Lược đồ các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm

? (trang 23 SGK Địa lý 9) Dựa trên hình 6.2 (trang 21 SGK Địa lý), hãy xác định các vùng kinh tế trọng điểm.

Học sinh xác định tại đây

 

? (trang 23 SGK Địa lý 9)  Vẽ biểu đồ hình tròn dựa vào bảng số liệu (bảng 6.1, trang 23 SGK Địa lý 9) dưới đây, nhận xét về cơ cấu thành phần kinh tế.

Bảng 6.1. CƠ CẤU GDP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ, NĂM 2002

Thành phần kinh tế

Tỉ lệ (%)

Kinh tế Nhà nước

38,4

Kinh tế tập thể

8,0

Kinh tế tư nhân

8,3

Kinh tế cá thể

31,6

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

13,7

Tổng cộng

100,0

*Vẽ biểu đồ:

Bai tap 2, trang 23, lop 9

*Nhận xét:
Qua biểu đồ ta thấy, cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 2002 khá đa dạng nhưng chưa đồng đều:
-Kinh tế Nhà nước: chiếm tỉ trọng cao nhất (38,4%).
-Kinh tế cá thể: khá lớn (31,6%).
-Các thành phần kinh tế còn lại chiếm tỉ trọng nhỏ hơn: KT có vốn đầu tư nước ngoài (13,7%), Kinh tế tư nhân (8,3%) và thấp nhất là kinh tế tập thể (8,0%).

 

? (trang 23 SGK Địa lý 9) Hãy nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta.
+ Những thành tựu:
– Tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc
– Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Trong công nghiệp đã hình thành một số nghành công nghiệp trọng điểm như dầu khí, điện, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.
– Đã hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp và dịch vụ, các vùng kinh tế năng động.
– Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh, đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
– Nước ta đã chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực (là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế như ASEAN: 1995, APEC: 1998, WTO: 2007).
+ Những thách thức:
– Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng.
– Tốc độ tăng trưởng một số ngành sản xuất (nông sản, thủy sản, hàng dệt may,…)
– Sức ép của hàng hóa nước ngoài ở thị trường trong nước.

Advertisement

10 comments

  1. thầy ơi làm sao để thuyết trình 1 bài như thế này ạ? 😦 em cần nhiều thông tin bên ngoài sách vở mà có liên quan đến đời sống thực tiễn hơn, thầy giúp em với 😦

    Đã thích bởi 1 người

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.