Vùng KTTĐ là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền KT của cả nước. Gồm các đặc điểm sau :
– Phạm vị gồm nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có sự thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào chiến lược phát triển KT-XH của đất nước.
– Có đầy đủ các thế mạnh (vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, lao động kỹ thuật), có nhiều tiềm năng hấp dẫn đầu tư.
– Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và hỗ trợ các vùng khác.
– Là địa bàn tập trung phần lớn các khu CN và các ngành CN chủ chốt của cả nước (dẫn chứng).
– Có khả năng thu hút các ngành mới về CN và DV từ đó nhân rộng ra toàn quốc.
– Đóng góp lớn (chiếm 64,5%) vào kim ngạch xuất khẩu cả nước.
a. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc:
– Các trung tâm CN: lớn nhất là Hà Nội (120 nghìn tỉ đồng); Hải Phòng (40-120 nghìn tỉ đồng); Phúc Yên, Bắc Ninh, Hạ Long (9-40 nghìn tỉ đồng), Hải Dương, Hưng Yên, Cẩm Phả (dưới 9 nghìn tỉ đồng).
– Các ngành CN, các nhà máy điện, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển, di sản thiên nhiên thế giới…
– GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh, trong đó Hà Nội (cũ) (trên 50 triệu đồng), Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc (15-20 triệu đồng) và các tỉnh còn lại là 10-15 triệu đồng.
– Biểu đồ hình tròn thể hiện Cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành.
b. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
– Các trung tâm CN: lớn nhất là Đà Nẵng (9-40 nghìn tỉ đồng); Huế, Quãng Ngãi, Quy Nhơn (dưới 9 nghìn tỉ đồng).
– Các ngành khai thác titan, vật liệu xây dựng, các nhà máy thủy điện, các khu kinh tế ven biển.
– Các cảng biển, đường sắt, đường ôtô, các di sản văn hóa thế giới (Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn, Cố đô Huế)
– GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh, lớn nhất là Đà Nẵng (15-20 triệu đồng) và các tỉnh còn lại là 6-10 triệu đồng, dưới 6 triệu đồng.
– Biểu đồ hình tròn thể hiện Cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành.
c. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:
– Các trung tâm CN: lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh (120 nghìn tỉ đồng); Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu (40-120 nghìn tỉ đồng); Mỹ Tho, Tân An (dưới 9 nghìn tỉ đồng).
– Các nhà máy điện, khu kinh tế cửa khẩu, các ngành CN, các điểm khai thác dầu khí…
– GDP bình quân đầu người phân theo tỉnh, cao nhất là Bà Rịa-Vũng Tàu (trên 50 triệu đồng); TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương (20-50 triệu đồng); Đồng Nai, Biên Hòa (15-20 triệu đồng); Bình Phước, Long An, Tiền Giang (10-15 triệu đồng) và thấp nhất là Tây Ninh (6-10 triệu đồng)
– Biểu đồ hình tròn thể hiện Cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành.
BÀI TẬP
-Bài tập 1: (Click ở đây, Xem câu 3)
-Bài tập 2: (Click ở đây, Xem câu 3)
-Bài tập 3: (Click ở đây, Xem câu 3)
-Bài tập 4: (Click ở đây, Xem câu 3)
[…] ? (trang 23 SGK Địa lý 9) Dựa trên hình 6.2 (trang 21 SGK Địa lý), hãy xác định các vùng kinh tế trọng điểm. Học sinh xác định tại đây […]
ThíchThích
[…] Click tại đây để xem gợi ý trả lời! […]
ThíchThích