Các năng lực chuyên biệt trong môn Địa lý

CÁC NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT MÔN ĐỊA LÝ

Năng lực chuyên biêt là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động.

 

*Năng lực chuyên biệt trong môn Địa lý

–                  Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ (đặc trưng nhất ở môn Địa lý)

–                  Năng lực học tập ngoài thực địa

–                  Năng lực sử dụng bản đồ

–                  Năng lực sử dụng số liệu thống kê

–                  Năng lục sử dụng ảnh, hình vẽ, video, mô hình…

zzzzzzzzzzzzzzz

 

Năng lực

Mức 1

Mức 2 Mức 3 Mức 4

Mức 5

Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ

Xác định được mối quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần tự nhiên, kinh tế – xã hội trên lãnh thổ Xác định được mối quan hệ tương hỗ giữa nhiều thành phần tự nhiên, kinh tế – xã hội trên lãnh thổ Phân tích được mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần tự nhiên và kinh tế – xã hội trên lãnh thổ Xác định được mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên và kinh tế – xã hội trên lãnh thổ Giải thích được mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên và kinh tế – xã hội trên lãnh thổ

Học tập tại thực địa

Xác định được vị trí, giới hạn, các yếu tố tự nhiên và kinh tế – xã hội của địa điểm học tập và nghiên cứu. Quan sát và ghi chép được một số đặc điểm của các yếu tố tự nhiên và kinh tế – xã hội của địa điểm học tập và nghiên cứu. Thu thập được các thông tin về các đặc điểm tự nhiên và kinh tế – xã hội của địa điểm học tập và nghiên cứu. Phân tích các thông tin thu thập được về các đặc điểm tự nhiên và kinh tế – xã hội của địa điểm học tập và nghiên cứu. Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa điểm học tập và nghiên cứu.

Sử dụng bản đồ

Xác định được phương hướng, vị trí, giới hạn của các đối tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội trên bản đồ Mô tả được đặc điểm về sự phân bố, quy mô, tính chất, cấu trúc,  động lực của các đối tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội được thể hiện trên bản đồ So sánh được sự giống nhau và khác nhau về đặc điểm tự nhiên và kinh tế – xã hội của hai khu vực  được thể hiện trên bản đồ Giải thích và chứng minh được sự phân bố, đặc điểm hoặc mối quan hệ của các yếu tố tự nhiên và kinh tế – xã hội được thể hiện trên bản đồ Sử dụng bản đồ trong học tập và trong các hoạt động thực tiễn như khảo sát, tham quan, thực hiện dự án… ở ngoài thực địa có hiệu quả.

Sử dụng số liệu thống kê

Qua bảng số liệu thống kê và biểu đồ, nhận xét được quy mô, cơ cấu và xu hướng biến đổi của các đối tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội Qua bảng số liệu thống kê và biểu đồ, So sánh được quy mô, cơ cấu và xu hướng biến đổi của các đối tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội Phân tích được mối quan hệ giữa các đối tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội của một lãnh thổ được thể hiện qua bảng số liệu thống kê

 

Giải thích, chứng minh được quy mô, cơ cấu, xu hướng biến đổi của các đối tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội thể hiện qua bảng số liệu thống kê và biểu đồ Sử dụng số liệu thống kê để chứng minh, giải thích cho các vấn đề tự nhiên hay kinh tế – xã hội của một lãnh thổ nhất định

Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, video  clip…

Nhận biết được các đặc điểm của các đối tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội được thể hiện trên hình vẽ, tranh ảnh, mô hình,… So sánh được những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội được thể hiện trên hình vẽ, tranh ảnh, mô hình,.. Phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và kinh tế – xã hội được thể hiện trên tranh ảnh, video clip,… Giải thích được các mối quan hệ nhân quả giữa các đối tượng tự nhiên và kinh tế – xã hội thể hiện trên tranh ảnh, video clip,…

Sử dụng tranh ảnh để chứng minh hay giải thích cho các hiện tượng tự nhiên hay kinh tế – xã hội của một lãnh thổ

 

* Một số ví dụ về mức độ thể hiện của năng lực chuyên biệt qua từng lớp

Lớp

 

Năng lực

10

11

12

(1) Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ

– Trình bày được đặc điểm của các tầng khí quyển : tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng khí quyển giữa (tầng trung lưu), tầng nhiệt (tầng ion), tầng khí quyển ngoài.

– Xác định được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí ( cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo).

– Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên thế giới.

– Giải thích được sự hình thành và phân bố của các đới, các kiểu khí hậu chính trên Trái Đất.

– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí của ĐNÁ.

– So sánh được đặc điểm của các yếu tố tự nhiên giữa ĐNÁ lục địa và ĐNÁ hải đảo.

– Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và TNTN đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của ĐNÁ.

– Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và TNTN Việt Nam.

– Phân tích được mối quan hệ tương hỗ giữa các yếu tố tự nhiên (địa hình, khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, sinh vật) của Việt Nam.

– Giải thích được tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa và phân hóa đa dạng của khí hậu nước ta.

– Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và TNTN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

(2) Năng lực học tập tại thực địa

 

– Quan sát và nhận biết được một số dấu hiệu ô nhiễm của nguồn nước ao, hồ, sông ngòi xung quanh Trường học.

– Học sinh thảo luận và đưa ra được các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

– Điều tra, thu thập số liệu theo các nguyên nhân đó và rút ra kết luận, nhận xét về ô nhiễm nguồn nước của địa phương xung quanh Trường.

– Đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường nước.

– Xác định được vị trí, phạm vi, giới hạn của một đối tượng địa lí ở địa phương.

– Biết quan sát, tìm hiểu, mô tả được đặc điểm của một sự vật hay một hiện tượng địa lí ở địa phương.

– Viết báo cáo và trình bày về sự vật hay hiện tượng đó.

 

– Xác định được vị trí địa lí, phạm vi, giới hạn của khu vực tìm hiểu nghiên cứu ở địa phương.

– Điều tra, khảo sát, thu thập và xử lí số liệu liên quan đến vấn đề NC.

– Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí, nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế-xã hội đối với phát triển kinh tế của địa phương.

– Đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường ở địa phương.

– Viết báo cáo và trình bày kết quả nghiên cứu

(3) Năng lực sử dụng bản đồ

 

– Phân biệt được một số phép chiếu hình bản đồ cơ bản : phép chiếu phương vị, phép chiếu hình nón, phép chiếu hình trụ.

– Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, Atlats.

– Có kỹ năng sử dụng bản đồ, Atlat địa lí để tìm hiểu đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng và phân tích các mối quan hệ địa lí được thể hiên trên bản đồ.

 

– Đọc và khai thác được kiến thức từ các bản đồ: tự nhiên, phân bố dân cư, kinh tế của các nước và các khu vực khác nhau ;

– Sử dụng bản đồ thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của các khu vực Trung Á và Tây Nam Á.

– Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày được vị trí các nước thành viên, đặc điểm chung về địa hình, khoáng sản, phân bố một số ngành kinh tế của các nước ASEAN.

 

– Sử dụng bản đồ dân cư, dân tộc và Atlat Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm dân số, sự phân bố dân cư ở Việt Nam.

– Phân tích bản đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế  để biết được đặc điểm tự nhiên, dân cư, tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế nước ta và của các vùng kinh tế.

– Phân tích bản đồ để nhận biết được tiềm năng kinh tế của các đảo, quần đảo, cũng như tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển của Việt Nam.

(4) Năng lực sử dụng số liệu thống kê

 

– Vẽ đồ thị, biểu đồ về dân số.

– Nhận xét và giải thích được sự phát triển dân số thế giới qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ.

– Phân tích và giải thích sự phân bố dân cư thế giới được thể hiện trên bản đồ.

– Tính toán, vẽ biểu đồ cơ cấu nền kinh tế theo ngành của thế giới và các nhóm nước; nhận xét.

– Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ và rút ra nhận xét về sự phát triển của một số ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…

– Dựa vào bản đồ và tư liệu đã cho  viết báo cáo ngắn về một ngành dịch vụ.

 

 

– Phân tích bảng số liệu về kinh tế – xã hội của từng nhóm nước.

– Thu thập và xử lí thông tin, viết báo cáo ngắn gọn về một số vấn đề mang tính toàn cầu.

– Phân tích số liệu, tư liệu về một số vấn đề kinh tế – xã hội của châu Phi, Mĩ La-tinh; khu vực Trung Á, Tây Nam Á, các nước ASEAN.

– Phân tích số liệu, tư liệu về đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế Hoa Kì, LB Nga, Nhật Bản, Trung Quốc

– Phân tích số liệu, tư liệu để thấy được ý nghĩa của EU thống nhất, vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới ; vai trò của CHLB Đức trong EU và trong nền kinh tế thế giới.

 

– Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về dân số, nguồn lao động, sử dụng lao động, việc làm.

– Vẽ và phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.

– Viết báo cáo ngắn về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp dựa trên các bảng số liệu và biểu đồ cho trước.

– Vẽ, phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về các ngành công nghiệp và nhận xét và giải thích được sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.

– Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về các ngành nội thương, ngoại thương, du lịch.

– Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê liên quan đến kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm: Bắc Bộ, miền Trung, Nam Bộ

(5) Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lí, video clip,

 

– Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình, video clip để trình bày, giải thích các hệ quả chuyển động của Trái Đất.

– Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ để trình bày về thuyết Kiến tạo mảng, tác động của nội lực, ngoại lực

– Sử dụng tranh ảnh để nhận biết các thảm thực vật chính trên Trái Đất.

–  Sử dụng hình vẽ, sơ đồ, lát cắt để trình bày về lớp vỏ địa lí và các quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí.

– Vẽ và phân tích biểu đồ, tranh ảnh, nhận xét và giải thích về tình hình sản xuất của một số ngành công nghiệp.

– Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ,  video clip để làm rõ nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm môi trường, nhận thức được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.

– Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, để  phân tích được thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên và TNTN đối với sự phát triển kinh tế của : Hoa Kỳ, Liên Bang Nga, Nhật Bản,…

– Sử dụng tranh ảnh, video clip để trình bày thành tựu phát triển kinh tế của Trung Quốc.

– Dựa vào các hình ảnh, video clip để nhận xét về kết quả phát triển kinh tế của các nước ASEAN.

– Dựa vào tranh ảnh để nhận biết tiềm năng phát triển du lịch biển

– Quan sát tranh ảnh, video clip về sự suy thoái tài nguyên rừng, suy giảm đa dạng sinh học, phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường.

– Tổ chức HS khai thác kiến thức trên bản đồ, tranh ảnh, hình vẽ, video clip để thực hiện mục tiêu bài học đạt hiệu quả.

 

(Trich: TÀI LIỆU TẬP HUẤN

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC

THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Môn: ĐỊA LÝ, Hà Nội tháng 5/2014)

 

 

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.