Bài 20. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (Địa lý 12)

– Một nền KT tăng trưởng bền vững không chỉ đòi hỏi nhịp độ phát triển cao mà quan trọng hơn là phải có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần KT và các vùng lãnh thổ KT.
– Xác định cơ cấu KT hợp lí và thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu KT là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong quá trình CNH-HĐH đất nước.

1. Chuyển dịch cơ cấu Ngành kinh tế
a. Đối với Từng ngành: (từ năm 1990 – 2005)
+ Tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – thủy sản) : giảm (38,7 – 21,0%)
+ Tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) : tăng (22,7 – 41,0%)
+ Tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) khá cao nhưng chưa ổn định (38,6 – 38,0%).
Xu hướng chuyển dịch như vậy là phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
b. Đối với Nội bộ ngành khá rõ:
– Ở khu vực I:
+ Nông nghiệp (theo nghĩa rộng) :
– Ngành nông nghiệp : Giảm (83,4 – 71,5%).
– Ngành thủy sản : Tăng (8,7 – 24,8%).
+ Nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) :
– Ngành trồng trọt : Giảm (79,3 – 73,5%).
– Ngành chăn nuôi : Tăng (17,9 – 24,7%).


– Ở khu vực II:
+ Công nghiệp đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và tăng hiệu quả đầu tư. Cụ thể :
– Đối với nhóm ngành :
+ Ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng : Tăng.
+ Ngành công nghiệp khai thác có tỉ trọng : Giảm.
+ Đối với cấu sản phẩm trong từng ngành công nghiệp :
+ Các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả : Tăng.
+ Các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu : Giảm.
– Ở khu vực III:
+ Đã có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.
+ Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư …đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng KT đất nước.
=> Nguyên nhân
– Đường lối Đổi mới đúng đắn, phù hợp với xu hướng chuyển dịch của thế giới và khu vực.
– Nhu cầu của thị trường phức tạp và tăng nhanh.
– Nước ta đang tiến hành CNH nền KT, chuyển từ nước NN sang nước CN.

2. Chuyển dịch cơ cấu Thành phần kinh tế
– Chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển KT nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới.
+ Kinh tế nhà nước : Giảm về tỉ trọng (40,2 – 38,4%), nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
+ Kinh tế ngoài Nhà nước (KT tập thể, KT tư nhân, KT cá thể) : Giảm (53,5 – 45,6%). Tuy nhiên, trong đó có thành phần KT tư nhân vẫn tăng (7,4 – 8,9%).
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài : tăng nhanh (6,3 – 16,0%), đặc biệt là khi đất nước ta gia nhập WTO.

3 – Chuyển dịch cơ cấu Lãnh thổ kinh tế
a. Đã hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, các vùng chuyên canh (cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp)….
– Việc phát huy thế mạnh của từng vùng nhằm đẩy mạnh phát triển KT và tăng cường hội nhập với thế giới đã dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu KT và phân hóa SX giữa các vùng trong nước.
Ví dụ :
+ĐB sông Cửu Long : vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm chiếm tới 40,7% giá trị SX nông, lâm và thủy sản.
+ Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, TDMNBB : chuyên môn hóa trồng và chế biến cây CN…
b. Trong công nghiệp : nhiều trung tâm CN được hình thành và phát triển, hàng trăm KCN tập trung, khu chế xuất, khu công nghiệp cao ra đời đac đem lại sức sống không chỉ riêng cho ngành CN và cho cả nền KT VN.
Ví dụ :
+ Đông Nam Bộ: phát triển CN mạnh nhất, chiếm tới 55,6% giá trị SX CN của cả nước (năm 2005).
c. Cả nước đã hình thành 3 (hiện nay là 4) vùng KT trọng điểm, có tầm chiến lược quan trọng chiến lược nhằm đạt hiệu quả cao về KT-XH.
+ Vùng KT trọng điểm phía Bắc.
+ Vùng KT trọng điểm miền Trung
+ Vùng KT trọng điểm phía Nam

(+ Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long) Được thành lập theo quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án thành lập vùng KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL bao gồm 4 tỉnh, thành phố là Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau có diện tích là 16618,4 km2với dân số khoảng 6,2 triệu người, có mật độ dân số là 375 người/km2, tỷ lệ đô thị hóa là 33,6% (cả nước là 29,6%).

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? Quan sát hình 20.1 (trang 82 SGK), phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh kế ở nước ta, giai đoạn 1990- 2005.

Hinh 20.1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990-2005

Hinh 20.1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990-2005

-Tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp) có xu hướng giảm nhanh (từ 38,7% năm 1990 và 40,5% năm 1991 xuống còn 20,9%năm 2005).
-Tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp – xây dựng) có xu hướng tăng nhanh (từ 22,7% năm 1990 lên 41,0% năm 2005) và hiện đang có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
-Tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) đang có sự biến động (tăng nhanh từ năm 1991 đến năm 1995, sau đó giảm nhẹ đến năm 2005), nhưng so với thời kì trước đổi mới thì có chuyển biến tích cực.

 

? Phân tích bảng 20.2 (trang 84 SGK) để thấy sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế. Sự chuyển dịch đó có ý nghĩa gì.

– Sự chuyển dịch cơ cấu GDP giữa các thành phần kinh tế:
+ Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng, trong khi khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng tỉ trọng. Tuy nhiên, khu vực kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
+ Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất.
– Xu hướng chuyển dịch như trên cho thấy ở nước ta đang phát triển nền kinh tế hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nước ta đang phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

 

? Điền các nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu trang 86 SGK.

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu

Xu hướng chuyển dịch

Ngành kinh tế

–  Tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng), giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp), khu vực III (dịch vụ) có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định.

– Trong nội bộ từng ngành cũng có sự chuyển dịch khá rõ:

+ Ở khu vực I: Xu hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. Riêng nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

+ Ở khu vực II: Ngành công nghiệp chế biến tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm. Trong từng ngành công nghiệp, cơ cấu sản phẩm cũng chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

+ Ở khu vực III: Đã có những bước tăng trưởng: ở một số mặt, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ,…

Thành phần kinh tế

–  Chuyển biến tích cực, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần trong thời kì Đổi mới.

–  Kinh tế Nhà nước tuy có giảm về tỉ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

–  Tỉ trọng kinh tế tư nhân có xu hướng tăng thể và kinh tế tập lại có xu hướng giảm.

–   Tỉ trọng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

Lãnh thổ kinh tế

–   Hình thành các vùng động lực phát triển kinh vùng chuyên canh và các khu công nghiệp tận trung, khu chế xuất có quy mô lớn.

–   Hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm : Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 

? Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của thủy sản nước ta (giá thực tế)
(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Ngành

2000

2005

Nông nghiệp

129140,5

183342,4

Lâm nghiệp

7673,9

9496,2

Thuỷ sản

26498,9

63549,2

Tổng số

163313,3

256387,8

a) Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta qua các năm.
b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Cách làm:

a) Tính tỉ trọng của từng ngành trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta qua các năm.

-Áp dụng công thức: Nông nghiệp (hoặc Lâm nghiệp, hoặc Thủy sản) / Tổng số x 100% = %

-Ví dụ: % Nông nghiệp năm 2000 = 129140,5 / 163313,3 x 100% = 79,1%

-Hoặc % Thủy sản năm 2005 = 63549,2 / 256387,8 x 100% = 24,8%

Cuối cùng, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:

Tỉ trọng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của thủy sản nước ta

                           (Đơn vị: %)

Năm

Ngành

2000

2005

Nông nghiệp

79,1

71,5

Lâm nghiệp

4,7

3,7

Thuỷ sản

16,2

24,8

Tổng số

100,0

100,0

b) Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

Nhìn chung giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta từ năm 2000 đến năm 2005 có tăng lên.
Tuy nhiên, tốc độ tăng có khác nhau giữa các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản dẫn đến sự chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, cụ thể như sau :
-Nông nghiệp giảm mạnh, từ 79,1% năm 2000 chỉ còn 71,5% ở năm 2005 .
-Lâm nghiệp giảm từ 4,7% năm 2000 chỉ còn 3,7% ở năm 2005 .
-Thủy sản tăng nhanh, từ 16,2% năm 2000 lên 24,8% ở năm 2005.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.