I. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp
1. Vai trò
– Là một ngành sản xuất vật chất không thể thay thế được:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm.
+ Nguyên liệu cho công nghiệp.
+ Giải quyết việc làm.
+ Nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ.
+ Giữ gìn cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
– Hiện nay 40% số lao động thế giới tham gia hoạt động nông nghiệp, chiếm 4% GDP toàn cầu.
– Ở các nước đang phát triển, đông dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu vì liên quan đến việc làm, thu nhập, và đời sống của đa số dân cư; Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng, đặc biệt đối với sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
2. Đặc điểm
a. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế: cần phải duy trì và nâng cao độ phì cho đất, sử dụng hợp lí, tiết kiệm.
b. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi: cần phải hiểu biết và tôn trọng quy luật sinh học.
c. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ: Cần phải xây dựng cơ cấu hợp lí, đa dạng hóa sản xuất, phát triển các ngành dich vụ, làng nghề,.. tận dụng thời gian nhàn rỗi.
d. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên vì đối tượng là cây trồng, vật nuôi.
e. Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp
1. Nhân tố tự nhiên
– Đất: Ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng xuất, phân bố cây trồng vật nuôi.
– Khí hậu, nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu, khả năng xen canh tăng vụ, mức ổn định của sản xuất nông nghiệp.
– Sinh vật: Ảnh hưởng mức độ phong phú của giống cây trồng vật nuôi, khả năng cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
2. Nhân tố kinh tế – xã hội
– Dân cư, lao động ảnh hưởng đến cơ cấu, sự phân bố cây trồng, vật nuôi (là lực lượng lao động, tiêu thụ, quan trọng để phát triển nông nghiệp).
– Sở hữu ruộng đất: Ảnh hưởng đến đường lối phát triển, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
– Tiến bộ khoa học kĩ thuật: Ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, sản lượng.
– Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả, điều tiết sản xuất, hướng chuyên môn hóa.
III. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Vai trò: Tạo những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hôi.
1. Trang trại
– Hình thành và phát triển trong thời kì công nghiệp hóa thay thế kinh tế tiểu nông.
– Mục đích: Sản xuất hàng hóa
– Cách tổ chức quản lí: chuyên môn hóa, thâm canh, ứng dụng khoa học kĩ thuật, thuê mướn nhân công lao động.
2. Vùng nông nghiệp
– Là hình thức cao nhất, là lãnh thổ nông nghiệp tương đối đồng nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
-Mục đích nhằm phân bố hợp lí cây trồng vật nuôi, hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 103 SGK Địa lý 10) Tại sao đối với nhiều nước đang phát triển, đông dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu?
Ở các nước đang phát triển, hoạt động nông nghiệp liên quan đến việc làm, thu nhập và đời sống của đa số dân cư, gắn liền với phần lớn lãnh thổ quốc gia, vì thổ phát triển nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của đất nước.
? (trang 105 SGK Địa lý 10) Em hãy nêu ví dụ để chứng minh ảnh hưởng của các nhân tố trên đối với phân bố nông nghiệp?
– Nhân tố tự nhiên:
+ Sự phân bố nông nghiệp trên thế giới phụ thuộc vào sự phân đới tự nhiên.
+ Năng suất cây trồng, việc sản xuất các loại sản phẩm nông nghiệp khác nhau phụ thuộc vào chất lượng đất, những vùng đất phì nhiêu, màu mỡ thường là những vùng nông nghiệp trù phú. Chẳng hạn như các vùng đất secnoziom trồng lúa mì, hay châu thổ sông Hồng, sông Mê Công là những vựa lúa gạo.
+ Khí hậu và nguồn nước với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, gió. hão. lũ lụt, nguồn nước trên mặt và nước ngầm…. có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ, khả năng xen canh, lăng vụ và tính chất ổn định hay bấp bênh của sản xuất nông nghiệp.
+ Nguồn thức ăn tự nhiên, đồng cỏ là cơ sở thức ăn tự nhiên cho gia súc và ảnh hưởng đến việc xác định cơ cấu vật nuôi cũng như sự phát triển chăn nuôi.
– Nhân tố kinh tế – xã hội:
+ Các cây trồng vật nuôi cần nhiều công chăm sóc (như lúa nước) phải phân bố ở những nơi có nhiều lao động. Tập quán ăn uống của các dân tộc cũng có ảnh hưởng không nhỏ. Chẳng hạn, chăn nuôi lợn ở các nước Nam Á và Trung Đông không phát triển, thậm chí không có như Băng-la-đét và Pa-ki-xtan do các quốc gia Hồi giáo không ăn thịt lợn,…
+ Chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân đã thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
+ Tiến hộ khoa học – kĩ thuật trong nông nghiệp đã tác động đến việc nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng, góp phần chủ động trong sản xuất. Đã tạo ra được các giống mới có năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, thích hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng.
+ Thị trường tiêu thụ tác động tới giá cả nông sản, đến việc điều tiết sản xuất và ảnh hưởng chuyên môn hóa.
? (trang 106 SGK Địa lý 10) Em hãy nêu ví dụ về các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta hiện nay?
– Các trang trại thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, trang trại cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ,…
– Vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng, vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long,…
? (trang 106 SGK Địa lý 10) Hãy nêu vai trò của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế và đời sống xã hội.
Là một ngành sản xuất vật chất không thể thay thế được:
+ Cung cấp lương thực, thực phẩm.
+ Nguyên liệu cho công nghiệp.
+ Giải quyết việc làm.
+ Nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ.
? (trang 106 SGK Địa lý 10) Ngành sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm gì? Theo em, đặc điểm nào là quan trọng nhất?
– Đặc điểm của nông nghiệp:
+ Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
+ Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cây trồng và vật nuôi.
+ Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ.
+ Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện lự nhiên.
+ Trong nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
– Đặc điểm quan trọng nhất là: Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế. Vì không thể có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai. Quy mô và phương hướng sản xuất, mức độ thâm canh và cả việc tổ chức lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào đất đai.
? (trang 106 SGK Địa lý 10) Em hãy phân biệt những đặc điểm cơ bản của hai hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp?
* Trang trại
– Hình thành và phát triển trong thời kì công nghiệp hóa thay thế kinh tế tiểu nông.
– Mục đích: Sản xuất hàng hóa
– Cách tổ chức quản lí: chuyên môn hóa, thâm canh, ứng dụng khoa học kĩ thuật, thuê mướn nhân công lao động.
* Vùng nông nghiệp
– Là hình thức cao nhất, là lãnh thổ nông nghiệp tương đối đồng nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.
-Mục đích nhằm phân bố hợp lí cây trồng vật nuôi, hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
[…] Nguồn: 🔗 […]
ThíchĐã thích bởi 1 người