1. Dân cư ở đồng bằng duyên hải
– Đồng bằng duyên hải miền Trung có điều kiện thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất nên dân cư khá đông đúc.
– Chủ yếu là người Kinh, người Chăm và các dân tộc ít người khác.
2. Hoạt động sản xuất của người dân
– Trồng lúa: Đất phù sa tương đối màu mỡ, khí hậu nóng ẩm
– Trồng mía, lạc: Đất cát pha, khí hậu nóng.
– Làm muối: nước biển mặn, nhiều nắng.
– Nuôi, đánh bắt thủy sản: Biển, đầm phá, sông. Người dân có kinh nghiệm nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản.
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 138 SGK Địa lý 4) Quan sát hình 1 và 2 (trang 138 SGK Địa lý 4), nhận xét trang phục của phụ nữ Chăm, phụ nữ Kinh.
– Trang phục phụ nữ Chăm: Thường mặc áo váy dài, đầu đội khăn dài.
– Trang phục phụ nữ Kinh: Mặc áo dài truyền thống, hay đội nón lá.
? (trang 139 SGK Địa lý 4) Quan sát hình 3, 4, 5, 6, 7 và 8 (trang 139 SGK Địa lý 4), em hãy xếp các hình theo nhóm ngành sản xuất cho phù hợp: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; các ngành khác.
– Trồng trọt: Cánh đồng mía (hình 4), cánh đồng lúa (hình 5)
– Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc (hình 6)
– Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản: Đầm nuôi tôm công nghiệp (hình 3), làng chài (hình 8)
– Các ngành khác: Cánh đồng muối (hình 7).
? (trang 140 SGK Địa lý 4) Kể tên một số dân tộc ở đồng bằng duyên hải miền Trung.
Tên một số dân tộc ở đồng bằng duyên hải miền Trung là người Kinh, người Chăm, Chu-ru, Ê-đê, Gia-rai…
? (trang 140 SGK Địa lý 4) Giải thích vì sao người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối.
Người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung lại trồng lúa, lạc, mía và làm muối vì ở đây có đất phù sa tương đối màu mỡ, đất cát pha, khí hậu nóng ẩm, nước biển mặn và nhiều nắng.
? (trang 140 SGK Địa lý 4) Em hãy sưu tầm các ảnh về hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung.