1. Vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Á
– Khu vực Đông Á gồm hai bộ phận: đất liền và hải đảo.
– Vị trí nằm về phía đông của châu Á. Lãnh thổ Đông Á giới hạn trong khoảng vĩ độ từ 50oB đến 20oB.
Hinh 12.1. Lược đồ tự nhiên khu vực Đông Á
2. Đặc điểm tự nhiên
a. Địa hình và sông ngòi:
Tự nhiên của khu vực có sự phân hoá từ đông sang tây.
+ Phần đất liền: chiếm 83,7% diện tích khu vực.
– Tại đây có các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng phân bố ở nửa phía tây.
– Vùng đồi núi thấp xen các đồng bằng rộng lớn ở phía đông ven vùng duyên hải.
– Mạng lưới sông dày đặc có các sông lớn: A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang.
+ Phần hải đảo: là vùng núi trẻ có vị trí nằm trong vòng đai núi lửa Thái Bình Dương.
b. Khí hậu và cảnh quan:
+ Nửa phía đông phần đất liền và hải đảo: Có khí hậu gió mùa, mùa đông khô lạnh, mùa hạ mát ẩm mưa nhiều.
+ Nửa phía tây phần đất liền: Với khí hậu mang tính chất lục địa khô hạn nên cảnh quan phổ biến là hoang mạc, bán hoang mạc và miền núi cao.
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 41 SGK Địa lý 8) Dựa vào hình 12.1 (trang 41 SGK Địa lý 8), em hãy cho biết:
– Khu vực Đông Á bao gồm những quốc gia và vùng lãnh thổ nào?
– Các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á tiếp giáp với các biển nào?
– Các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á: Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và lãnh thổ Đài Loan.
– Các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á tiếp giáp với: biển Nhật Bản, biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông, Biển Đông.
? (trang 42 SGK Địa lý 8) Dựa vào hình 12.1 (trang 41 SGK Địa lý 8), em hãy cho biết phần đất liền của Đông Á có những dãy núi, sơn nguyên, bồn địa và những đồng bằng lớn nào?
– Các dãy núi lớn: Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a, Tần Lĩnh,…
– Sơn nguyên lớn: Tây Tạng.
– Các bồn địa lớn: Ta-rim, Duy Ngô Nhĩ, Tứ Xuyên.
– Các đồng bằng lớn: Tùng Hoa, Hoa Bắc, Hoa Trung.
? (trang 42 SGK Địa lý 8) Dựa vào hình 12.1 (trang 41 SGK Địa lý 8), em hãy nêu lên các sông lớn ở Đông Á và nơi bắt nguồn của chúng.
– Sông A-mua bắt nguồn từ miền núi Nam Xi-bia.
– Sông Hoàng Hà, Trường Giang bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng.
? (trang 42 SGK Địa lý 8) Dựa vào hình 4.1 (trang 14 SGK Địa lý 8) và 4.2 (trang 15 SGK Địa lý 8), em hãy nhắc lại các hướng gió chính ở Đông Á về mùa đông và mùa hạ.
Hướng gió chính ở Đông Á về:
– Mùa đông: tây bắc;
– Mùa hạ: đông nam.
? (trang 43 SGK Địa lý 8) Em hãy nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á.
– Phần đất liền:
+ Nửa phía tây có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở và các bồn địa rộng.
+ Nửa phía đông là các vùng đồi, núi thấp xen các đồng bằng rộng và bằng phẳng.
– Phần hải đảo là: Vùng núi trẻ.
? (trang 43 SGK Địa lý 8) Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau của hai sông Hoàng Hà và Trường Giang.
– Giống: đều bắt nguồn trên sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông, đổ ra biển, ở hạ lưu, hai sông bồi đắp thành những đồng bằng rộng, màu mỡ. Nguồn cung cấp nước đều do băng tuyết tan và mưa gió mùa vào mùa hạ. Hai sông đều có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.
– Khác nhau: Hoàng Hà có chế độ nước thất thường, ở đây vào mùa hạ hay có lụt lớn.
? (trang 43 SGK Địa lý 8) Hãy phân biệt sự khác nhau về khí hậu giữa các phần của khu vực Đông Á. Điều kiện khí hậu đó có ảnh hưởng đến cảnh quan như thế nào?
– Nửa phía đông phần đất liền và phần hải đảo.
+ Khí hậu: trong năm có hai mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió mùa tây bắc, thời tiết khô và lạnh; riêng ở Nhật Bản, do gió tây bắc đi qua biển nên vẫn có mưa. Vào mùa hạ có gió mùa đông nam từ biển vào, thời tiết mát, ẩm và mưa nhiều.
+ Cảnh quan: rừng là chủ yếu do có khí hậu gió mùa ẩm.
– Nửa phía tây phần đất liền (tức tây Trung Quốc).
+ Khí hậu: do vị trí nằm sâu trong nội địa, gió mùa từ biển không xâm nhập vào được, khí hậu quanh năm khô hạn.
+ Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, bán hoang mạc và hoang mạc.
Xem thêm về Khu vực Đông Á tại đây!
Đầy đủ lắm ạ ❤
ThíchĐã thích bởi 1 người
Thanks!
ThíchThích