Bài 30. Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Việt Nam (Địa lý 4)

1. Khai thác khoáng sản
– Quan trọng nhất là dầu mỏ, khí đốt, với một triệu tấn dầu, hàng tỉ mét khối khí được khai thác để phục vụ trong nước, xuất khẩu.
– Ngoài ra, cát trắng còn để làm nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, sản xuất muối phục vụ trong nước, xuất khẩu.

2. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
– Vùng biển nước ta rất giàu hải sản, với hàng nghìn loài cá, hàng chục loài tôm, nhiều loại quý hiếm khác như hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò huyết, ốc hương…
+ Đánh bắt thủy sản: Diễn ra ở các tỉnh ven biển, nhất là từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, tuy nhiên một số vùng biển ven bờ có nguy cơ cạn kiệt.
+ Nuôi trồng thủy sản: Nhiều vùng ven biển nuôi đa dạng các loài thủy sản như cá, tôm, đồi mồi, trai ngọc…

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 152 SGK Địa lý 4) Dầu khí khai thác ở nước ta dùng để làm gì?
Dầu khí khai thác ở nước ta dùng để sản xuất xăng dầu, sản xuất điện, nguyên liệu tạo ra nhiều sản phẩm khác để phục vụ trong nước, xuất khẩu.

? (trang 154 SGK Địa lý 4) Quan sát các hình 3, 4, 5, 6 và 7 (trang 153 SGK Địa lý 4), nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản.
Thứ tự các công việc từ đánh bắt đến tiêu thụ hải sản là khai thác cá biển, chế biến cá đông lạnh, đóng gói cá đã chế biến, chuyên chở sản phẩm và cuối cùng là đưa sản phẩm lên tàu xuất khẩu.

? (trang 154 SGK Địa lý 4) Nêu những dẫn chứng cho thấy biển của nước ta rất phong phú về hải sản.
Dẫn chứng cho thấy biển của nước ta rất phong phú về hải sản với hàng nghìn loài cá (nổi tiếng là cá chim, cá thu, cá nhụ, cá hồng, cá song…), hàng chục loài tôm (tiêu biểu như tôm hùm, tôm he…), nhiều loại quý hiếm khác như hải sâm, bào ngư, đồi mồi, sò huyết, ốc hương…

? (trang 154 SGK Địa lý 4) Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam nơi khai thác dầu khí, vùng đánh bắt nhiều hải sản của nước ta.
– Nơi khai thác dầu khí: Nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ, trong đó tiêu biểu là tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu với nhiều mỏ đang khai thác như Rồng, Bạch Hổ, Đại Hùng…
– Vùng đánh bắt nhiều hải sản: Ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

? (trang 154 SGK Địa lý 4) Nêu một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ.
Một số nguyên nhân dẫn tới cạn kiệt nguồn hải sản ven bờ như đánh bắt bừa bãi quá mức, vùng nước bị ô nhiễm, dùng nhiều chất nổ, xung điện mang tính tận diệt…

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.