1. Hoàng Liên Sơn – nơi cư trú của một số dân tộc ít người
– Dân cư ở đây thưa thớt hơn ở vùng đồng bằng.
– Tiêu biểu là người Thái, Mông (H’Mông), Dao…
– Người dân thường đi bộ, đi ngựa theo các đường mòn.
2. Bản làng với nhà sàn
– Các dân tộc thường sống tập trung thành bản, nằm cách xa nhau.
– Ở sườn núi hoặc thung lũng thường đông dân.
– Họ sông chủ yếu trong các nhà sàn (để tránh ẩm thấp và thú dữ).
– Tuy nhiên, hiện nay nhiều nơi có nhà sàn lợp ngói.
3. Chợ phiên, lễ hội, trang phục
+ Chợ phiên: Hợp một số ngày nhất định, ngoài mua bán, trao đổi hàng hoá còn là nơi giao lưu văn hóa và gặp gỡ, kết bạn.
+ Lễ hội: thường vào mùa xuân, tiêu biểu như: Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng, thi hát, múa sạp, múa còn …
+ Trang phục: Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, thường được may, khăn gối, thêu và trang trí công phu, màu sắc rực rỡ.
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 73 SGK Địa lý 4) Dựa vào bảng số liệu (trang 73 SGK Địa lý 4) hãy kể tên các dân tộc theo thứ tự địa bàn cư trú ừ nơi thấp đến nơi cao.
– Dân tộc Thái: dưới 700m
– Dân tộc Dao: từ 700m – 1000m.
– Dân tộc Mông: trên 1000m.
? (trang 75 SGK Địa lý 4) Dựa vào hình 3 (trang 74 SGK Địa lý 4) và vốn hiểu biết, em hãy kể tên một số hàng hóa bán ở chợ.
Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ: hàng thổ cẩm, lợn, gà, măng, mộc nhĩ, rau củ quả …
? (trang 75 SGK Địa lý 4) Em hãy nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc hình 4, 5, 6 (trang 75 SGK Địa lý 4).
Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc hình 4, 5, 6: Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, thường được may, thêu, khăn gối và trang trí công phu, màu sắc rực rỡ.
? (trang 76 SGK Địa lý 4) Nêu tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn. Kể về lễ hội, trang phục và chợ phiên của họ.
– Tiêu biểu là người Thái, Mông (H’Mông), Dao…
+ Chợ phiên: Hợp một số ngày nhất định, ngoài mua bán, trao đổi hàng hoá còn là nơi giao lưu văn hóa và gặp gỡ, kết bạn.
+ Lễ hội: thường vào mùa xuân, tiêu biểu như: Hội chơi núi mùa xuân, hội xuống đồng, thi hát, múa sạp, múa còn …
+ Trang phục: Mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, thường được may, khăn gối, thêu và trang trí công phu, màu sắc rực rỡ.
? (trang 76 SGK Địa lý 4) Mô tả nhà sàn và giải thích tại sao người dân ở miền núi thường làm nhà sàn để ở.
– Mô tả nhà sàn: Được làm từ các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre, nứa…Bếp được đặt ở giữa nhà (đun nấu và sưởi ấm). Tuy nhiên, hiện nay nhiều nơi có nhà sàn lợp ngói.
– Người dân ở miền núi thường làm nhà sàn để ở: Để tránh ẩm thấp và thú dữ.