Bài 5. Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ (Địa lý 6)

1. Các loại ký hiệu bản đồ
– Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước .
– Bảng chú giải giải thích nội dung và ý nghĩa của kí hiệu.
– Thường phân ra 3 loại kí hiệu:
+ Điểm.
+ Đường.
+ Diện tích.
– Phân 3 dạng:
+ Ký hiệu hình học.
+ Ký hiệu chữ.
+ Ký hiệu tượng hình.

Hinh 14. Phân loại các kí hiệu và Hình 15. Các dạng kí hiệu

Hinh 14. Phân loại các kí hiệu và Hình 15. Các dạng kí hiệu

2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
– Biểu hiện độ cao địa hình bằng thang màu hay đường đòng mức.
– Quy ước trong các bản đồ giáo khoa địa hình việt nam
+ Từ 0m -200m màu xanh lá cây
+ Từ 200m-500m màu vàng hay hồng nhạt.
+ Từ 500m-1000m màu đỏ.
+ Từ 2000m trở lên màu nâu…

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 18 SGK Địa lý 6) Quan sát hình 14 (trang 18 SGK Địa lý 6), hãy kể tên một số đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu: điểm, đường và diện tích.
-Kí hiệu điểm (sân bay, cảng biển…),
-Kí hiệu đường (ranh giới quốc gia, tỉnh…),
-Kí hiệu diện tích (vùng trồng lúa, trồng cây công nghiệp…)

? (trang 19 SGK Địa lý 6) Quan sát hình 16 (trang 19 SGK Địa lý 6), cho biết:
+ Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?
+ Dựa vào khoảng cách các đường đồng mức ở hai sườn núi phía đông và phía tây, hãy cho biết sườn nào có độ dốc lớn hơn?

Hinh 16. Núi được cắt ngang và hình biểu hiện của nó trên bản đồ

Hinh 16. Núi được cắt ngang và hình biểu hiện của nó trên bản đồ

+ Mỗi lát cắt cách nhau 100 mét.
+ Sườn Tây (bên trái) có độ dốc lớn hơn sườn Đông (bên phải).

? (trang 19 SGK Địa lý 6) Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên phải xem bảng chú giải?
Vì nó giúp chúng ta hiểu được nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ.

? (trang 19 SGK Địa lý 6) Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các kí hiệu nào?
Các loại kí hiệu thường dùng là:
-Kí hiệu điểm (sân bay, cảng biển…),
-Kí hiệu đường (ranh giới quốc gia, tỉnh…),
-Kí hiệu diện tích (vùng trồng lúa, trồng cây công nghiệp…)

? (trang 19 SGK Địa lý 6) Khi quan sát các đường đồng mức biểu hiện dộ dốc của hai sườn núi ở hình 16 (trang 19 SGK Địa lý 6), tại sao người ta lại biết sườn nào dốc hơn?
Các đường đồng mức nằm gần nhau thì có độ dốc hơn và ngược lại đường đồng mức nằm xa nhau thì thoải hơn (ít dốc hơn).

Advertisement

8 comments

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.