Đề thi và Đáp án tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Địa lí, Hà Nội năm học 2016-2017

Câu 1. (1,0 điểm)

a. Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 km. Trên một bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa Hà Nội và Hải Phòng là 15 cm. Bản đồ đó có tỉ lệ bao nhiêu?

b. Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?

Câu 2. (2,0 điểm)

          Cho bảng số liệu sau:

Số lượt khách du lịch và doanh thu từ du lịch của nước ta, giai đoạn 2000 – 2012

2016-2017 (hà nội)

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1. (1,0 điểm)
a. Tỉ lệ bản đồ: 1: 700 000
b. Vì nước có nhiệt dung lớn hơn đất nên hấp thụ và tỏa nhiệt chậm hơn đất, nên:
+ Vào mùa hạ, vùng nước ven bờ hấp thụ nhiệt từ Mặt Trời chậm hơn vùng đất ven bờ làm cho nhiệt độ của nước biển thấp hơn của mặt đất.Do đó không khí gần biển mát hơn không khí trong đất liền.
+ Vào mùa đông, vùng nước ven bờ tỏa nhiệt chậm hơn vùng đất làm cho nhiệt độ của nước biển cao hơn nhiệt độcủa mặt đất.Do đó không khí gần biển ấm hơn không khí trong đất liền.

 

Câu 2. (2,0 điểm)
a. Vẽ biểu đồ Đường tốc độ tăng xuất phát từ gốc 100% trên trục tung (lấy năm 2000 làm gốc =100%)
Xem cách tính số liệu Tốc độ tăng tại đây!

Đáp án lớp 10 năm 2016-2017 (Hà Nội, đăng OTDL)

 

Xem cách vẽ Biểu đồ tốc độ tăng tại đây!
(Yêu cầu biểu đồ vẽ đẹp, chính xác khoảng cách năm, có đầy đủ chú giải ,tên biểu đồ, số liệu trên biểu đồ. Nếu vẽ các loại biểu đồ khác thì không cho điểm).

b. Số khách du lịch quốc tế tăng nhanh hơn số khách du lịch nội địa trong thời gian từ 2000 đến 2012. Vì trong thời gian qua:
+ Nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch. Coi đây là một lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Đồng thời do tác động của chính sách mở cửa tăng cường giao lưu quốc tế và tác động của xu thế toàn cầu hóa…
+ Ngành du lịch nước ta có sự tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kết cấu hạ tầng du lịch, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ tổ chức và quản lí du lịch, tăng cường hoạt động quảng bá du lịch ra nước ngoài…
+ Nguồn tài nguyên du lịch của nước ta rất đa dạng và phong phú và đang ngày càng được khai thác hiệu quả
+ Tình hình chính trị xã hội nước ta ổn định…

 

Câu 3. (2,5 điểm)
a. *Hoạt động của gió mùa:
-Trong năm nước ta có sự hoạt động luân phiên theo mùa của hai loại gió: Gió mùa màu đông và Gió mùa màu đông. Gió mùa hoạt động xen kẽ với Tín Phong.
+ Gió mùa mùa đông: Trình bày Nguồn gốc, hướng, tính chất,thời gian hoạt động, phạm vị hoạt động và ảnh hưởng tới thời tiết và khí hậu nước ta
+ Gió mùa mùa hạ: Trình bày nguồn gốc, hướng, tính chất, thời gian hoạt động, ảnh hưởng tới thời tiết và khí hậu nước ta

*Hệ quả của hoạt động gió mùa tới sự phân mùa của khí hậu nước ta:
– Gió mùa làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa thành hai mùa trong năm tương ứng với hai mùa gió.
– Gió mùa hoạt động kết hợp với địa hình làm cho sự phân mùa khí hậu có sự khác nhau trên lãnh thổ:
+ Miền Bắc có sự phân hóa hai mùa: Mùa đông lạnh khô ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.
+ Nam Bộ và Tây Nguyên có sự phân hóa hai mùa mưa khô rõ rệt.Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4
+ Ven biển miền Trung có mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8.

b. Mùa mưa và mùa khô ở Nam Trung Bộ và Nam bộ tương phản sâu sắc hơn ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ vì:
+ Mùa mưa cả hai miền đều có lượng mưa lớn.Nhưng có sự khác biệt về mức độ của mùa khô giữa hai miền.
+ Mùa khô ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ chịu tác động của gió phơn khô (do gió Tây Nam và Đông Bắc kết hợp với bức chắn Trường Sơn Nam) và Tín Phong khô nóng. Mặt khác mùa khô ở đây trùng với thời kì Mặt Trời lên thiên đỉnh nên lượng bức xạ Mặt trời lớn làm tăng sự mất hơi ẩm của không khí và của bề mặt đất nên mùa khô sâu sắc hơn.
+ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa khô trùng với thời kì mùa đông nên có mưa phùn và có mưa front. Mặt khác thời tiết mùa đông âm u nhiều mây ít nắng làm giảm sự mất hơi nước do bốc hơi của mặt đất và không khí nên bơt khô hơn.

Câu 4. (2,5 điểm)
*Tình hình phát triển cây công nghiệp:
– Diện tích, sản lượng và giá trị sản xuát cây công nghiệp đều tăng (dẫn chứng từ Át lát Địa lý Việt Nam trang 19)
– Tỉ trọng giá trị sản xuất cây công nghiệp trong ngành trồng trọt tăng (dẫn chứng từ Atlat Địa lí Việt Nam, trang 19)
– Cơ cấu các loại cây công nghiệp rất đa dạng, gồm các loại cây công nghiệp lâu năm và cây công nghiệp hàng năm.
– Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta có các mặt hàng là sản phẩm cây công nghiệp nổi bật như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, chè…
– Nước ta đã hình thành được một số vùng chuyên canh cây công nghiệp qui mô lớn để sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

*Tình hình phân bố:
– Cây công nghiệp lâu năm: Chủ yếu phân bố ở các vùng miền núi và cao nguyên.
+ Cà Phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
+ Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên,…
+ Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ….
+ Chè: Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên (Lâm Đồng)
-Cây công nghiệp hàng năm: Phân bố rộng ở nhiều vùng trong cả nước
+ Mía: Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung.
+ Lạc: Đồng bằng Thanh- Nghệ -Tĩnh, Đông Nam Bộ, Đắc Lắc.
+ Đậu tương: Trung du miền núi Bắc Bộ….

*Ý nghĩa của phát triển cây công nghiệp ở nước ta:
+ Về kinh tế:
Tạo ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo ra hàng xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác ….
+ Về xã hội:
Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Góp phần phân bố dân lao động hợp lí giữa các vùng. Nâng cao trình độ lao động cho đồng bào dân tộc…
+ Về môi trường:
Tăng độ che phủ đất đai, chống xói mòn rửa trôi đất đai, giữa độ ẩm cho đất…

Câu 5. (2,0 điểm)
a. *Xác định vị trí địa lý của vùng Bắc Trung Bộ
-Ở bắc miền trung, phía bắc giáp Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc Bộ, phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông. Lãnh thổ hẹp ngang Tây-Đông, kéo dài Bắc-Nam
*Thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lý Bắc Trung Bộ:
-Thuận lợi:
+ Là cầu nối của các vùng kinh tế theo chiều Bắc-Nam, là cửa ngõ ra biển của Lào nên rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế-xã hội giữa trong nước và với các nước.
+ Giáp với vùng biển rộng, có đường bờ biển dài thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế biển và xây dựng một nền kinh tế mở.
– Khó khăn:
+ Nằm ở khu vực có nhiều thiên tai khắc nghiệt nhất của nước ta: Bão, lũ, gió Lào, cát bay cát chảy…

b. Phương hướng bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo:
-Điều tra và đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu.Đầu tư để tăng cường đánh bắt hải sản xa bờ
-Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn ven biển
-Bảo vệ nghiêm ngặt các rạn san hô ven biển
-Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
-Phòng chống ô nhiễm biển…

Advertisement

2 comments

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.