Bài 27. Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm (Địa lý 12)

*Khái niệm: Ngành công nghiệp trọng điểm:  Ngành trọng điểm là ngành có thể mạnh lâu dài, hiệu quả cao về kinh tế xã hội và có tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác. 

1. Ngành công nghiệp Năng lượng

a. Có thế mạnh lâu dài

+ Cơ sở nguồn nhiên liệu phong phú và vững chắc :

          – Than : trữ lượng dự báo khoảng 7 tỉ tấn, có giá trị nhất là hơn 3 tỉ tấn than antraxit phân bố ở Quảng Ninh. Ngoài ra còn than nâu, than bùn, than mỡ…

            – Dầu khí : trữ lượng dự báo khoảng 10 tỉ tấn dầu cùng khoảng 300 tỉ m3 khí.

           – Thủy năng : nguồn thủy năng lớn khoảng 30 triệu KW, tập trung nhiều nhất ở hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Đồng Nai.

Hinh 27.3. Công nghiệp năng lượng
Hinh 27.3. Công nghiệp năng lượng

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn :

            – Phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế.

            – Phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của đời sống nhân dân.

b. Mang lại hiệu quả kinh tế cao

            + Kinh tế : đẩy mạnh tốc độ phát triển của các ngành kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dầu thô xuất khẩu năm 2005 đạt 7,4 tỉ USD.

            + Xã hội : góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, nhất là đối với đồng bào vùng xa, vùng sâu, tạo điều kiện CNH nông thôn.

            + Môi trường : giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

c. Tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác

            Tác động mạnh mẽ, toàn diện đến các ngành về các mặt : quy mô, kĩ thuật – công nghệ, chất lượng sản phẩm.

* Tình hình phát triển Công nghiệp năng lượng

 Gồm 2 phân ngành :

            – Khai thác nguyên, nhiên liệu: Than, dầu khí, kim loại phóng xạ .

            – Sản xuất điện năng: Thủy điện, nhiệt điện, điện khác

Hinh 27.2. Sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta
Hinh 27.2. Sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta

a. CN khai thác nguyên, nhiên liệu

– CN khai thác than

+ Than đá : phân bố Quảng Ninh, trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000-8000 calo/kg.

+ Than nâu : ở ĐBSH, hàng chục tỉ tấn (tính đến độ sâu 300-1000m), nhưng điều kiện khó khai thác.

+ Than bùn : phân bố nhiều nơi, nhất là ở ĐBSCL, đặc biệt là khu vực U Minh.

– Những năm gần đây, sản lượng khai thác than : 34 triệu tấn (năm 2005), tăng liên tục.

Khai thác dầu khí 

– Dầu khí nước ta tập trung ở bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu, hàng trăm tỉ m3 khí. Phân bố ở thềm lục địa , 2 bể trầm tích có trữ lượng lớn là Cửu Long và Nam Côn Sơn .

+ Sản lượng :  2,7 triệu tấn năm 1990 tăng lên 18,5 triệu tấn năm 2005, liên tục tăng (nước ta mới khai thác từ năm 1986).

+ CN Hóa dầu : đã xây dựng xong nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), công suất 6,5 tr tấn/năm.

+ Khí đốt: đặc biệt là dự án Nam Côn Sơn đưa khí từ mỏ Lan Đỏ, Lan Tây về cho các tuốc bin khí của nhà máy điện Phú Mĩ và Cà Mau.

+ Ngoài ra, khí còn là nguyên liệu để SX phân đạm (Phú Mỹ, Cà Mau)

b. Công nghiệp Điện lực

–  Đặc điểm chung

+ Có nhiều tiềm năng để phát triển , sản lượng điện tăng rất nhanh từ 5,2 tỉ KWh năm 1985 lên 52,1 tỉ KWh năm 2005.

+ Cơ cấu sản lượng điện :

– 1991-1996 thủy điện chiếm hơn 70% sản lượng.

– Từ 2005 thì điện SX từ than và khí chiếm 70% (trong đó cao nhất thuộc về diezen – tua bin khí là 45,6%).

+ Mạng lưới tải điện : Đáng chú ý nhất là đường dây 550 KV từ Hòa Bình – Phú Lâm (TP. HCM) dài 1488km.

Thủy điện

+ Tiềm năng : Khoảng 30 triệu KW với sản lượng 260 – 270 tỉ kWh. Tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng chiếm 37 % và hệ thống sông Đồng Nai 19 %

+ Nhà máy công suất lớn đang hoạt động:

-Thác Bà (sông Chảy, 110 MW)

            -Hoà Bình (sông Đà, 1900 MW).

            -Đa Nhim (sông Đồng Nai, 165 MW).

            -Y-a-ly (sông Xê-Xan, 720 MW).

            -Đa Mi- Hàm Thuận (sông La Ngà, 472 MW).

            -Trị An (sông Đồng Nai, 400 MW).

            -Thác Mơ (sông Bé, 150 MW).

+ Đang xây dựng nhiều nhà máy quan trọng

            -Tuyên Quang (sông Gâm, 313 MW).

            -Sơn La (sông Đà, 2400 MW).

            -Bản Mai (sông Cả, 480 MW).

            -A Vương (sông Thu Bồn, 300 MW).

            -Thượng Kon Tum (sông Xê-Xan, 260 MW).

            -Xê-Xan 4 (sông Xê-Xan, Gia Lai, 366 MW)…

Nhiệt điện :

+ Đặc điểm chung : Các nhà máy ở Miền Bắc thường chạy bằng than chủ yếu là các mỏ từ Quảng Ninh, các nhà máy ở miền Nam và miền Trung chạy bằng dầu nhập nội. Từ sau năm 1995, có thêm khí tự nhiên phục vụ cho các nhà máy điện chạy bằng tuôc bin khí ở Bà Rịa, Phú Mỹ và Cà Mau.

+ Các nhà máy chạy bằng than :

     -Phả Lại I (Hải Dương, 440 MW)

     -Phả Lại II (600 MW)

     -Uông Bí (Quảng Ninh, 150 MW)

     -Uông Bí mở rộng (300 MW)

     -Na Dương (110 MW).

     -Ninh Bình (Ninh Bình, 110 MW).

+ Chạy bằng dầu có các nhà máy:

     -Hiệp Phước (TP. HCM, 375 MW)

     -Thủ Đức (TP. HCM, 165 MW).

+ Chạy bằng khí đốt có nhà máy:

     -Phú Mĩ I (Bà Rịa-Vũng Tàu, 1090 MW)

-Bà Rịa (Bà Rịa – Vũng Tàu, 328 MW).

-Cà Mau 1 và 2 (1500 MW)…

2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

a. Cơ sở nguyên liệu

+ Nguyên liệu từ ngành trồng trọt

+ Lương thực : Năm 2005, sản lượng lương thực 39,4 triệu tấn (trong đó lúa chiếm 35,8 triệu tấn) đây là nguồn cung cấp nguyên liệu phong phú cho CN xay xát.

+ Cây công nghiệp hàng năm : Sản lượng mía khoảng 15 triệu tấn mía cây, 485 nghìn tấn lạc, 292 vạn tấn đậu tương…

+ Cây công nghiệp lâu năm : 534 nghìn tấn chè búp, 768 nghìn tấn cà phê nhân, 332 nghìn tấn điều, 972 nghìn tấn dừa…là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến thực phẩm.

+ Rau và cây ăn quả : nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đồ hộp, hoa quả…

+ Nguyên liệu từ ngành chăn nuôi

            + Đàn gia súc và gia cầm khá đông : Năm 2005 thì có : 27,4 triệu lợn, 2,9 triệu trâu, 5,5 triệu bò, 220 triệu gia cầm.

            + Là nguồn nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến thịt, sữa, phomát, bơ…

+ Nguyên liệu từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

            + Có tiềm năng lớn : vùng biển rộng trên 1 triệu km2, đường bờ biển dài 2360 km, có nhiều ngư trường lớn, phong phú về các loài cá, tôm…

            + Năm 2005, có 959 nghìn ha mặt nước nuôi trông thủy sản.

            + Sản lượng thủy sản 3.433 nghìn tấn, trong đó sản lượng khai thác biển là 1.995 nghìn tấn, nuôi trồng là 1.437 nghìn tấn.

            + Là nguồn cung câp nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản.

b. Tình hình sản xuất và phân bố

+ Công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt

+ Công nghiệp xay xát

            – Phát triển mạnh, tốc độ tăng nhanh do nhu cầu lớn trong nước và xuất khẩu (sản lượng xay xát tăng từ 8 triệu tấn năm 1990 lên 39,4 triệu tấn năm 2005).

            – Phân bố T.P HCM, Hà Nội, các tỉnh ĐBSH, ĐBSCL.

+ Công nghiệp mía đường

            – Sản lượng đường kính tăng nhanh (gần 2,7 vạn tấn năm 1990 lên 1,1 triệu tấn năm 2005). Cần cân đối giữa vùng nguyên liệu với cơ sở chế biến gắn với cơ chế thị trường.

            – Phân bố : ĐBSCL, ĐNB, BTB và DHNTB (trong đó tiêu biểu Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Dương, Long An…).

+ Công nghiệp chế biến chè, cà phê, thuốc lá

-Phát triển mạnh, phụ thuộc vào sự biến động của thị trường.

            + Chè : Sản lượng hàng năm hơn 12,7 vận tấn (búp khô). Phân bố : TDMNBB, Tây Nguyên.

            + Cà phê : Đạt trên 80 vạn tấn cà phê nhân. Phân bố Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, BTB.

            + Thuốc lá : Sản xuất hàng năm trên 4 tỉ bao thuốc lá. Chủ yếu ở Đông Nam Bộ.

+ Công nghiệp rượu, bia, nước ngọt

– Phát triển nhanh.

            + Rượu : từ 160 – 220 triệu lít.

            + Bia : 1,3 – 1,4 tỉ lít bia.

– Phân bố : hầu khắp các tỉnh, tập trung chủ yếu là các đô thị lớn.

+ Công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi

– Chưa phát triển mạnh, còn vị trí thứ yếu so với ngành trồng trọt. Đây là ngành mới được phát triển những năm gần đây.

            + Sữa và các sản phẩm từ sữa: 300 – 400 triệu hộp sữa, bơ, phomat. Tập trung chủ yếu một số đô thị lớn và một số địa phương chăn nuôi bò sữa.

            + Sản xuất thịt hộp và các sản phẩm từ thịt: như thịt hộp, lạp xưởng, xúc xích…Phân bố chủ yếu ở HN, TP HCM.

+ Công nghiệp chế biến thủy, hải sản

+ Nước mắm:

            -Ra đời rất sớm. Sản lượng hàng năm đạt 190-200 triệu lít, một phần dành cho XK.

            -Có mặt ở nhiều nơi. Nổi tiếng như: Cát Hải, Phan Thiết, Phú Quốc…

+ Chế biến tôm đông lạnh và một số sản phẩm khác:

            -Mới phát triển nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh.

            -Phân bố: Nam Trung Bộ, ĐBSCL…

+  Chế biến và đóng hộp thủy, hải sản:

            -Phát triển chậm. Chủ yếu là bào ngư, sò huyết, cá ba sa, cá tra…

            -Chủ yếu: Hải Phòng, TP.HCM

+ Làm muối :

            – Sản lượng khoảng 90 vạn tấn / năm

            – Phân bố rộng rãi, tiêu biểu ở Cà Ná (Ninh Thuận), Văn Lý (Nam Định)

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.