3. Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống
– Có hàng trăm nghề thủ công, đạt trình độ tinh xảo, sản phẩm nổi tiếng: lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn, chạm bạc Đồng Xâm…
– Nơi có nghề thủ công phát triển mạnh tạo nên làng nghề, tiêu biểu làng Bát Tràng (gốm), Vạn Phúc (dệt lụa), làng Đồng Kỵ (đồ gỗ)…
– Người làm nghề thủ công giỏi được gọi là các nghệ nhân.
4. Chợ phiên
– Hàng hóa ở chợ phiên chủ yếu là sản phẩm sản xuất tại địa phương và một số từ nơi khác đưa đến.
– Chợ phiên của địa phương gần nhau thường không trùng nhau, nhằm thu hút được nhiều người dân đến mua, bán.
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 106 SGK Địa lý 4) Hãy kể tên các làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ mà em biết.
– Các làng nghề: làng Bát Tràng (gốm), Vạn Phúc (dệt lụa), làng Đồng Kỵ (đồ gỗ)…
– Các sản phẩm thủ công truyền thống: gốm sứ, chiếu cói, lụa, chạm bạc…
? (trang 106 SGK Địa lý 4) Quan sát các hình 9, 10, 11, 12, 13 và 14 (trang 106, 107 SGK Địa lý 4), em hãy nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm.
Thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm lần lượt là nhào nặn và tạo dáng cho gốm, phơi gốm, vẽ hoa văn, tráng men, nung gốm và cuối cùng là tạo thành ra các sản phẩm gốm (ly, chén, tách, lư, chậu…) để sử dụng.
? (trang 108 SGK Địa lý 4) Quan sát hình 15 (trang 108 SGK Địa lý 4), em hãy mô tả về chợ phiên.
– Chợ phiên diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập, sôi động.
– Hàng hóa ở chợ phiên chủ yếu là sản phẩm sản xuất tại địa phương và một số từ nơi khác đưa đến.
– Sản phẩm tiêu biểu như rau củ quả, trứng thịt, gia cầm…
? (trang 109 SGK Địa lý 4) Kể tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
Một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ như gốm sứ ở Bát Tràng (Hà Nội), dệt lụa ở Vạn Phúc (Hà Nội), đồ gỗ ở Đồng Kỵ (Bắc Ninh)…
? (trang 109 SGK Địa lý 4) Em hãy kể tên các bước làm ra một sản phẩm gốm.
Thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm lần lượt là nhào nặn và tạo dáng cho gốm, phơi gốm, vẽ hoa văn, tráng men, nung gốm và cuối cùng là tạo thành ra các sản phẩm gốm (ly, chén, tách, lư, chậu…) để sử dụng.
? (trang 109 SGK Địa lý 4) Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
– Chợ phiên diễn ra các hoạt động mua bán tấp nập, sôi động.
– Chợ phiên của địa phương gần nhau thường không trùng nhau, nhằm thu hút được nhiều người dân đến mua, bán.
– Hàng hóa ở chợ phiên chủ yếu là sản phẩm sản xuất tại địa phương và một số từ nơi khác đưa đến.
– Sản phẩm tiêu biểu như rau củ quả, trứng thịt, gia cầm…
Xem thêm về Đồng bằng Bắc Bộ tại đây!