Bài 43. Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ (Địa lý 7)

1. Dân cư
– Phần lớn là người lai có nền văn hóa Latinh độc đáo do sự kết hợp từ 3 dòng văn hóa: Anh- điêng, Phi và Âu.
– Dân cư phân bố không đều.
– Chủ yếu : tập trung ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên.
– Thưa thớt ở các vùng trong nội địa.
-> Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình của môi trường sinh sống .
– Dân cư có tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao (1,7%).

2. Đô thị hóa
– Tốc độ đô thị hoá nhanh nhất thế giới, tỉ lệ dân thành thị chiếm 75% dân số.
– Các đô thị lớn: Xao-pao-lô, Ri-ô-đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt, Ai-rét.
– Quá trình đô thị hoá diến ra nhanh khi kinh tế còn chậm phát triển dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực nghiêm trọng.

Hinh 43.1. Lược đồ các đô thị châu Mĩ

Hinh 43.1. Lược đồ các đô thị châu Mĩ

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 133 SGK Địa lý 7) Dựa vào hình 43.1 (trang 132 SGK Địa lý 7), hãy:
+ Cho biết sự phân bố các đô thị từ 3 triệu người trở lên ở Trung và Nam Mĩ có gì khác so với Bắc Mĩ.
+ Nêu tên các đô thị ở Trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu người.
– Số đô thị trên 5 triệu dân: nhiều hơn Bắc Mĩ.
– Số đô thị từ 3 đến 5 triệu dân: ít hơn Bắc Mĩ.
– Các đô thị lớn đều phân bố ở ven biển.
– Dán cư Trung và Nam Mĩ phân bố khá đông ở vùng núi An-đét nhưng ở Bắc Mĩ, vùng Coóc-đi-e dân cư lại rất thưa thớt.
– Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố rất thưa ở vùng đồng bằng A-ma-dôn nhưng ở Bắc Mĩ dân cư lại phân bố đông ở đồng bằng trung tâm.
+ Tên các đô thị ở Trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu người: Mê-hi-cô Xi-ti, Bô-gô-ta, Li-ma, Ri-ô đe Gia-nê-rô, Xao Pa-lô, Xan-ti-a-gô, Bu-ê-nốt Ai-ret.

? (trang 133 SGK Địa lý 7) Quan sát hình 43.1 (trang 132 SGK Địa lý 7), giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng của châu Mĩ.
Châu Mĩ có 4 vùng dân cư thưa thớt:
– Vùng bắc Ca-na-đa và các đảo phía bắc, nguyên nhân là do khí hậu hàn đới khắc nghiệt, nhiều nơi băng giá vĩnh viễn.
– Vùng núi Coóc-đi-e vì đây là vùng núi cao, khí hậu khắc nghiệt, ít mưa.
– Vùng đồng bằng A-ma-dôn là rừng rậm, khai thác còn rất ít.
– Hoang mạc trên núi cao ở phía nam An-đét, ở đây có khí hậu hoang mạc khắc nghiệt, khô hạn kéo dài.

? (trang 133 SGK Địa lý 7) Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào?
– Ở Bắc Mĩ: đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
– Ở Trung và Nam Mĩ: đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá nên gây nhiều hậu quả như việc làm, ô nhiễm môi trường đô thị.

 

Xem thêm về Khu vực Trung Mĩ tại đâyKhu vực Nam Mĩ tại đây!

Advertisement

One comment

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.