Bài 2. Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Địa lý 10)

+ Các kí hiệu biểu hiện trên bản đồ chính là ngôn ngữ của bản đồ.
+ Từng kí hiệu được thể hiện ở mỗi bản đồ là cả một quá trình chọn lọc cho phù hợp với mục đích, yêu cầu và mức độ tỉ lệ mà bản đồ cho phép.

1. Phương pháp kí hiệu
a. Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện các đtượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. (ví dụ: Thuỷ điện Hoà Bình được đặt trên sông Đà…)
b. Các dạng kí hiệu:
– Kí hiệu hình học: Sắt, than, crôm, kim cương, vàng, nước khoáng, đá quý.
– Kí hiệu chữ: Apatít, Uranni, Bôxít, Niken, Thuỷ ngân, Antimon, Môlípđen.
– Kí hiệu tượng hình: Rừng nhiệt đới, cây lúa, hoa quả, trâu, hươu, bãi cá , nhà máy.
c. Khả năng biểu hiện:
– Tên và vị trí phân bố của đối tượng.
– Số lượng của đối tượng.
– Cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển.

Hinh 2.1. Các dạng kí hiệu

Hình 2.1. Các dạng kí hiệu

Hinh 2.2. Công nghiệp điện Việt Nam

Hình 2.2. Công nghiệp điện Việt Nam

2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động
a. Đối tượng biểu hiện:
– Thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên & các hiện tượng KT-XH trên bản đồ (ví dụ)
+Hiện tượng tự nhiên: Sự di chuyển của gió, bão, các dòng hải lưu
+Hiện tượng kinh tế-xã hội: Sự di chuyển các luồng dân cư, sự dịch chuyển hàng hoá, hành khách, đường hành quân…
b. Các dạng kí hiệu:
-Mũi tên(véctơ)
-Dải băng
c. Khả năng biểu hiện:
– Hướng di chuyển của đối tượng.
– Khối lượng của đối tượng di chuyển, tốc độ di chuyển.
– Chất lượng của đối tượng di chuyển.

Hinh 2.3. Gió và bão ở Việt Nam

Hinh 2.3. Gió và bão ở Việt Nam

3. Phương pháp chấm điểm:
a. Đối tượng biểu hiện:
Biểu hiện các hiện tượng phân bố phân tán lẻ tẻ bằng các điểm chấm trên bản đồ (ví dụ: Phân bố dân cư, phân bố cây lương thực, đàn gia súc…)
b. Dạng kí hiệu:
Chấm tròn(tối ưu nhất)
c. Khả năng biểu hiện:
– Sự phân bố của đối tượng.
– Số lượng của đối tượng.
– Đặc điểm của đối tượng.
Ví dụ: chấm đen thể hiện Trâu, chấm vàng thể hiện Bò.

Hinh 2.4. Phân bố dân cư châu Á

Hình 2.4. Phân bố dân cư châu Á

4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ
a. Đối tượng biểu hiện:
Thể hiện giá ti tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ cột đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó.
b. Khả năng biểu hiện:
– Thể hiện được chính xác vị trí của đối tượng.
– Số lượng của đtượng.(cột dài hay ngắn)
– Chất lượng của đối tượng.
– Cấu trúc của đối tượng.
Ví dụ: sản lượng thuỷ sản đánh bắt và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng.

Hinh 2.5. Diện tích và sản lượng lúa Việt Nam, năm 2000

Hình 2.5. Diện tích và sản lượng lúa Việt Nam, năm 2000

Phương pháp khác: phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp khoanh vùng, phương pháp nền chất lượng…

Hinh 2.6. Một số cách khác nhau thể hiện vùng trồng thuốc lá

Hinh 2.6. Một số cách khác nhau thể hiện vùng trồng thuốc lá

 

TRẢ LỜI CẦU HỎI LIÊN QUAN:

? (trang 9 SGK Địa lý 10) Quan sát hình 2.1 (trang 9 SGK Địa lý 9), hãy cho biết có những dạng kí hiệu nào.
Các dạng kí hiệu:
+Kí hiệu hình học.
+Kí hiệu chữ
+Kí hiệu tượng hình.

 

? (trang 10 SGK Địa lý 10) Dựa vào hình 2.2 (trang 10 SGK Địa lý 10) hãy chứng minh rằng phương pháp kí hiệu không những chỉ nêu được tên và vị trí mà còn thể hiện được cả chất lượng của các đối tượng trên bản đồ.
-Thấy được các nhà máy nhiệt điện ở Phả Lại, ở TP Hồ Chí Minh… Các nhà máy thủy điện ở Hòa Bình, ở Đa Nhim…, thấy được các trạm 220 KV, 500 KV…
– Thấy được các nhà máy thủy điện đã đưa vào sản xuất và những nhà máy thủy điện còn đang xây dựng.

 

? (trang 12 SGK Địa lý 10) Quan sát hình 2.3 (trang 11 SGK Địa lý 10), cho biết phương pháp kí hiệu đường chuyển động biểu hiện được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ.
– Thấy được hướng chuyển động của các loại gió, bão.
– Thấy được tần suất khác nhau của các cơn bão đến nước ta.

 

? (trang 13 SGK Địa lý 10) Quan sát hình 2.4 (trang 12 SGK Địa lý 10), hãy cho biết :
– Các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng những phương pháp nào?
– Mỗi điếm chấm trên bản đồ tương ứng bao nhiêu người?
– Phương pháp kí hiệu thể hiện các đô thị có quy mô dân số trên 8 triệu và từ 5 triệu đến 8 triệu.
– Phương pháp chấm điểm thể hiện phân bố dân cư trên lãnh thổ, mỗi điểm chấm tương ứng 500.000 người.

Advertisement

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.