Bài 19. Thực hành: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Địa lý 9)

1. Xác định trên hình 17.1 (trang 62 SGK 9) vị trí của các mỏ: than, sắt, mangan, thiếc, bôxít, apatit, đồng, chì, kẽm

Hình 17.1. Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, lop 9

Hình 17.1. Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

 

Cách làm:

+ Than: Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn
+ Sắt: Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang
+ Mangan: Cao Bằng, Tuyên Quang
+ Bô xít: Cao Bằng, Lạng Sơn
+ Apatit: Lào Cai
+ Đồng: Lào Cai, Sơn La
+ Chì – Kẽm: Bắc Kạn

2. Phân tích ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản tới phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
a) Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh? Vì sao?
b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ.
c) Trên hình 18.1 (trang 66 SGK 9), hãy xác định :
– Vị trí của vùng mỏ than Quảng Ninh.
– Nhà máy nhiệt điện Uông Bí.
– Cảng xuất khầu than Cửa Ông.
d) Dựa vào hình 18.1 (trang 66 SGK 9) và sự hiểu biết, hãy vẽ sơ đổ thể hiện môi quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích:
– Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.
– Phục vụ nhu cầu tiêu dùng than trong nước.
– Xuất khẩu

Hình 18.1. Lược đồ kinh tế vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, lop 9

Hình 18.1. Lược đồ kinh tế vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

 

Cách làm:

a) Những ngành công nghiệp khai thác nào có điều kiện phát triển mạnh là: Khai thác than, apatit, đá vôi và các quặng kim loại sắt, đồng, chì, kẽm. Do các mỏ khoáng sản trên có trữ lượng khá, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi, nhu cầu trong nước lớn (phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa) và có giá trị xuất khẩu.
– Than -> Làm nhiên liệu cho các nahf máy nhiệt điện, chất đốt cho sinh hoạt và có giá trị xuất khẩu
– Apatit → sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp
– Đá vôi → nguyên liệu để sản xuất xi măng
– Các kim loại: sắt, đồng, chì, kẽm → công nghiệp luyện kim → công nghiệp cơ khí, điện tử…

b) Chứng minh ngành công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên chủ yếu sử dụng nguyên liệu khoáng sản tại chỗ.
Công nghiệp luyện kim đen ở Thái Nguyên sử dụng các nguyên liệu tại Thái Nguyên như:
+Mỏ sắt Trại Cau: cách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên khoảng 7 km.
+Than mỡ Phấn Mễ: cách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên khoảng 17 km
+Mỏ thanh Khánh Hòa: cách trung tâm công nghiệp Thái Nguyên khoảng 10 km.

c) Trên hình 18.1 (trang 66 SGK 9), học sinh tự xác định :
– Vị trí của vùng mỏ than Quảng Ninh.
– Nhà máy nhiệt điện Uông Bí.
– Cảng xuất khầu than Cửa Ông.

c) Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm than theo mục đích:
– Làm nhiên liệu các nhà máy nhiệt điện
– Phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước
– Xuất khẩu.

Bai tap 2, Ý d, trang 70, lop 9

9 comments

Gửi phản hồi cho onthidialy Hủy trả lời

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.