Lưu ý Atlát không phải là bài làm hay đáp án đề thi

Atlat chỉ cung cấp dữ liệu thô, cơ sở cho người học, đồng thời không thể dùng dữ liệu trong Atlat làm câu trả lời trong khi làm bài thi.

Atlát địa lí Việt Nam là một cuốn sách giáo khoa thứ hai đối với học sinh trong khi học địa lí. Trong quá trình khai thác Atlát, học sinh phải dựa trên các kiến thức cơ bản để khai thác trực tiếp từ các bản đồ. Cộng với các kiến thức rút ra từ sách giáo khoa hay các tài liệu khoa học khác để có thể cập nhật vào bài làm nhằm phân tích sâu hơn, tổng hợp tốt hơn. Nhớ rằng, Atlat chỉ cung cấp dữ liệu thô, cơ sở cho người học, đồng thời không thể dùng dữ liệu trong Atlat làm câu trả lời trong khi làm bài thi.

Bắt đầu khai thác dữ liệu từ Alat.

1. Nắm chắc các ký hiệu

– Học sinh cần nắm các ký hiệu chung, tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư nghiệp…ở trang bìa đầu của Atlát.

2.Học sinh nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành

Ví dụ:

– Nắm vững các ước hiệu tên từng loại mỏ, trữ lượng các loại mỏ khi sử dụng bản đồ khoáng sản.

– Biết sử dụng màu sắc (ước hiệu) vùng khí hậu để nêu ra các đặc điểm khí hậu của từng vùng khi xem xét bản đồ khí hậu.

– Nắm vững ước hiệu mật độ dân số khi tìm hiểu phân bố dân cư ở nước ta trên bản đồ “Dân cư và dân tộc”.

– Ước hiệu các bãi tôm, bãi cá khi sử dụng bản đồ lâm ngư nghiệp…

3. Biết khai thác biểu đồ từng ngành:

– Biểu đồ giá trị tổng sản lượng các ngành hoặc biểu đồ diện tích của các ngành trồng trọt: Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ thể hiện sự tăng, giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông lâm nghiệp) của các ngành kinh tế, học sinh biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên quan.

– Biết cách sử dụng các biểu đồ hình tròn để tìm giá trị sản lượng từng ngành ở những địa phương tiêu biểu như:

– Giá trị sản lượng lâm nghiệp ở các địa phương (tỷ đồng) trang 15 Atlát.

– Giá trị sản lượng công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (triệu đồng) trang 17 Atlát.

4. Biết rõ câu hỏi như thế nào và Alát cung cấp những gì?

– Tất cả các câu hỏi đều có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất, hoặc có yêu cầu nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó? Trình bày về các trung tâm kinh tế… đều có thể dùng bản đồ của Atlát để trả lời.

– Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất, hoặc quá trình phát triển của ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm thấy các số liệu ở các biểu đồ của Atlát, thay cho việc phải nhớ các số liệu trong sách giáo khoa.

5. Sử dụng đúng đủ Atlát cho từng câu hỏi

– Trên cơ sở nội dung của câu hỏi, cần xem phải trả lời 1 vấn đề hay nhiều vấn đề, từ đó xác định những trang bản đồ Atlát cần thiết.

Ví dụ vận dụng:

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, trình bày và nhận xét về sự phân bố các mỏ dầu khí ở vùng thềm lục địa nước ta. Ngoài dầu khí, tài nguyên khoáng sản của Việt nam còn có những loại gì, được phân bố ở đâu?

Dàn ý:

– Căn cứ trên bản đồ, trước hết hãy trả lời có thứ tự các mỏ dầu khí: từ vùng vịnh phía Bắc xuống đến phía Nam ở thềm lụ địa của nước ta?

– Qua mỗi khu vực phải nêu đầy đủ: vị trí, trữ lượng, thuận lợi khó khăn đã, đang thăm dò khai thác?\

Sang ý thứ hai cần chú ý:

– Than đá, than bùn, khí đốt…?

– Thứ tự các quặng kim loại sắt, đồng, nhôm, thiếc cũng theo thứ tự từ Bắc xuống Nam?

– Tài nguyên nước, đặc biệt là nước nóng, nước khoáng, muối..?

– Cuối cùng phải để ý đến đất hiếm, titan, vàng sa khoáng, những khoáng sản không tập trung thường có khu vực nào?

Với dạng câu hỏi như vậy các em phải biết cách khai thác dữ liệu trong Alat và trình bày có thứ tự, đầy đủ, trọng tâm, chi tiết, không bỏ sót là dễ nhận điểm tối đa. Chúc các em ôn tập tốt!

(Theo: giaoduc.net.vn)

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.