Bài 9. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa (Địa lý 6)

1. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất

Hinh 24. Vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày hạ chí và đông chí

Hinh 24. Vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày hạ chí và đông chí

– Trong khi quay quanh Mặt Trời, thì Trái Đất có lúc nửa cầu bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
– Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
– Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ.
– Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày, đêm dài ngắn như nhau.

Hinh 25. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các địa điểm có vĩ độ khác nhau

Hinh 25. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các địa điểm có vĩ độ khác nhau

2. Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa

Ngày

Vĩ độ

Số ngày có ngày dài 24h Số ngày có đêm dài 24h

Mùa

22/6

66o33’B

66o33’N

1 1

Hạ, Đông

22/12

66o33’B

66o33’N

1 1

Đông, Hạ

21/3-23/9

Cực Bắc

Cực Nam

186 (6 tháng) 186 (6 tháng)

Hạ, Đông

23/9-21/3

Cực Bắc

Cực Nam

186 (6 tháng) 186 (6 tháng)

Đông, Hạ

Kết luận

Mùa hè

1 – 6 tháng

Mùa đông

1 – 6 tháng

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 28 SGK Địa lý 6) Dựa vào hình 24 (trang 28 SGK Địa lý 6) cho biết vì sao đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) không trùng nhau?
– Đường biểu hiện truc nằm nghiêng trên mặt phẳng Trái Đất 66o33’
– Đường phân chia sáng – tối vuông góc vưói mặt phẳng Trái Đất.

? (trang 28 SGK Địa lý 6) Dựa vào hình 24 (trang 28 SGK Địa lý 6) cho biết:
+ Vào ngày 22-6 (hạ chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
+ Vào ngày 22-12 (đông chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là gì?
+ Vào ngày 22-6 (hạ chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23o27′ Bắc, trên đường chí tuyến Bắc.
+ Vào ngày 22-12 (đông chí) ánh sáng Mặt trời chiếu thẳng vào mặt đất ở vĩ tuyến 23o27′ Nam, trên đường chí tuyến Nam.

? (trang 29 SGK Địa lý 6) Dựa vào hình 25 (trang 29 SGK Địa lý 6) cho biết:
+ Sự khác nhau về độ dài của ngày, đêm của các điểm A, B ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương ứng A’, B’ ở nửa cầu Nam vào ngày 22-6 và 22-12 ?
+ Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 ở điểm C nằm trên đường Xích đạo?
– Ngày 22-6:
. Nửa cầu Bắc: điểm A, B có ngày dài hơn đêm.
. Nửa cầu Nam: điểm A’, B’ có ngày ngắn hơn đêm.
– Ngày 22-12:
. Nửa cầu Bắc: điểm A, B có ngày ngắn hơn đêm.
. Nửa cầu Nam: điểm A’, B’ có ngày dài hơn đêm.
– Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 ở điểm C nằm trên đường Xích đạo:
. Ngày 22/6 và 22/12: điểm C có ngày và đêm dài bằng nhau.

? (trang 29 SGK Địa lý 6) Dựa vào hình 25 (trang 29 SGK Địa lý 6) cho biết:
– Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày, đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam của 2 nửa địa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam là những đường gì?
– Vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài của ngày và đêm ở hai điểm Cực như thế nào?
– Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày, đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam của 2 nửa địa cầu sẽ có:
+ Ngày dài suốt 24g (ngày địa cực)
+ Đêm dài suốt 24g (đêm địa cực).
– Vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam là những đường Vòng cực Bắc và Vòng cực Nam.
– Vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài của ngày và đêm ở hai điểm Cực sẽ có:
+ 6 tháng đêm,
+ 6 tháng ngày.

? (trang 30 SGK Địa lý 6) Dựa vào hình 24 (trang 28 SGK Địa lý 6) hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn trong các ngày 22-6 và 22-12.
Chỉ phân tích ở bán cầu Bắc:
+ Vào ngày 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất tại chí tuyến bắc (23o27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, nên hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
+ Vào ngày 22/12, Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23o27’N (Chí tuyến Nam) thì có hiện tượng đêm dài ngày ngắn.

? (trang 30 SGK Địa lý 6) Từ sự phân tích trên, hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất.
– Ở Xích đạo : ngày và đêm dài bằng nhau trong năm.
– Càng xa Xích đạo : ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.
– Từ vòng cực về phía cực : ngày dài suốt 24g (ngày địa cực) hoặc đêm dài suốt 24g (đêm địa cực).
– Riêng ở Cực : có 6 tháng đêm, 6 tháng ngày.
=> Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn trong năm có ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu và ảnh hưởng gián tiếp đến mọi sinh hoạt và hoạt động sản xuất của con người.

? (trang 30 SGK Địa lý 6) Dựa vào bảng số liệu sau đây, hãy giải thích tại sao số ngày có ngày dài suốt 24 giờ lại tăng từ vòng cực đến cực?

Vĩ độ

66o33’B

70oB 75oB 80oB 85oB

90oB

Số ngày có ngày dài suốt 24 giờ

1

65 103 134 161

186

Từ vĩ độ 66o33’B là đường vòng cực Bắc, bắt đầu ngày dài 24 giờ. Càng lên các vĩ độ cao thì góc chiếu Mặt Trời càng lớn, do đó số ngày có 24 giờ lại tăng đến Cực (90oB).

25 comments

  1. Thuyền buồm vượt Đại Tây Dương từ bờ Tây sang bờ Đông muốn được gió căng buồm phải đi trong khu vực có loại gió nào hoạt động ? Vì Sao ?

    Đã thích bởi 1 người

  2. vào ngày 21/3 và 23/9 mọi địa điểm trên trái đất đều có tg chiếu sáng và lượng nhiệt nhận đk như nhau phải k và vì sao ạk

    Đã thích bởi 1 người

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.