Bài 4. Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí (Địa lý 6)

1. Phương hướng trên bản đồ
– Kinh tuyến:
+ Đầu phía trên của đường Kinh tuyến là hướng Bắc.
+ Đầu phía dưới của đường Kinh tuyến là hướng Nam.
– Vĩ tuyến:
+ Đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông.
+ Đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Tây.
– Cơ sở xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào Kinh tuyến, Vĩ tuyến
– Có bản đồ không thể hiện các đường kinh tuyến và vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc rồi tìm các hướng còn lại.

Hinh 10. Các hướng chính và Hình 11. Tọa độ địa lí của điểm C

Hinh 10. Các hướng chính và Hình 11. Tọa độ địa lí của điểm C

2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
– Kinh độ và vĩ độ của một điểm gọi là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến kinh tuyến và vĩ tuyến gốc.
– Tọa độ địa lí của một điểm chính là kinh độ, vĩ độ của điểm đó trên bản đồ.

3. Bài tập

TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN

? (trang 16, 17 SGK Địa lý 6) a. Giả sử chúng ta muốn tới thăm thủ đô một số nước trong khu vực Đông Nam Á bằng máy bay. Dựa vào bản đồ hình 12 (trang 16 SGK Địa lý 6), hãy cho biết các hướng bay từ:
– Hà Nội đến Viêng Chăn
– Hà Nội đến Gia-các-ta
– Hà Nội đến Ma-ni-la
– Cu-a-la Lăm-pơ đến Băng Cốc
– Cu-a-la Lăm-pơ đến Ma-ni-la
– Ma-ni-la đến Băng Cốc

Hinh 12. Bản đồ thủ đô các nước ở khu vực Đông Nam Á

Hinh 12. Bản đồ thủ đô các nước ở khu vực Đông Nam Á

b. Hãy ghi tọa độ địa lí của các điểm A, B, C trên bản đồ hình 12.
c. Tìm trên bản đồ hình 12 các điểm có tọa độ địa lí: 140oĐ – 0o và 120oĐ – 10oN.
d. Quan sát hình 13 (trang 17 SGK Địa lý 6), cho biết các hướng đi từ O đến các điểm A, B, C, D.

Hinh 13. Bản đồ khu vực Đông Bắc Á

Hinh 13. Bản đồ khu vực Đông Bắc Á

a. Các hướng bay từ:
– Hà Nội đến Viêng Chăn: Tây Nam
– Hà Nội đến Gia-các-ta: Nam
– Hà Nội đến Ma-ni-la: Đông Nam
– Cu-a-la Lăm-pơ đến Băng Cốc: Bắc
– Cu-a-la Lăm-pơ đến Ma-ni-la: Đông Bắc
– Ma-ni-la đến Băng Cốc: Tây
b. Ghi tọa độ địa lí của các điểm A, B, C trên bản đồ hình 12:
– Điểm A: 130oĐ – 10oB
– Điểm B: 110oĐ – 10oB
– Điểm C: 130oĐ – 0o
c. Trên bản đồ hình 12 các điểm có tọa độ địa lí:
– Điểm E: 140oĐ – 0o
– Điểm D: 120oĐ – 10oN.
d. Các hướng đi từ O đến các điểm A, B, C, D:
– O đến A: Bắc
– O đến B: Đông
– O đến C: Nam
– O đến D: Tây.

 

? (trang 15 SGK Địa lý 6) Hãy tìm điểm C trên hình 11 (trang 15 SGK Địa lý 6). Đó là chỗ gặp nhau của đường kinh tuyến và đường vĩ tuyến nào?
Điểm C trên hình 11 đó là chỗ gặp nhau của
-Đường kinh tuyến: 20o Tây
-Đường vĩ tuyến: 10o Bắc

? (trang 17 SGK Địa lý 6) Hãy xác định tọa độ địa lí của các điểm G, H trên hình 12 (trang 16 SGK Địa lý 6).
– Điểm G: 130o Đông – 15o Bắc
– Điểm H: 125o Đông – 0o.

43 comments

    • Vĩ tuyến lớn nhất trên quả địa cầu là đường xích đạo, dài khoảng 40076km (có nơi ghi 40075km, còn mình ghi 40076km là theo SGK địa lý 6 nha bạn!) hoặc 24901,5 dặm. 😀

      Đã thích bởi 1 người

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.