Đáp án Olympic 30/4 môn Địa lý lớp 11 năm 2014

 ĐÁP ÁN OLYMPIC 30/4 MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11 NĂM 2014

Câu 1:

a. Nền kinh tế – xã hội của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển có sự tương phản rõ rệt:

Tiêu chí Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển

Kinh tế

-GDP/người Cao (trên 8000 USD/người) Thấp (vài trăm đến vài nghìn USD/người)
-Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế +Kv I: rất thấp (2%)

+Kv III: rất cao (71%)

+Kv I: còn cao (25%)

+Kv III: chưa cao (43%)

-Đầu tư ra nước ngoài Chủ yếu đầu tư ra nước ngoài Chủ yếu nhận đầu tư từ bên ngoài
-Nợ nước ngoài Cho vay nợ Nợ nước ngoài nhiều và càng tăng
-Xuất nhập khẩu +Giá trị xuất nhập khẩu cao

+Hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng đã qua chế biến

+Giá trị xuất nhập khẩu thấp

+Hàng xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và hàng sơ chế

Xã hội

-Tuổi thọ trung bình Cao, trung bình 76 tuổi (năm 2005) Còn thấp, trung bình 65 tuổi (năm 2005)
-Chỉ số HDI Cao (0,855-năm 2003) Còn thấp (0,694-năm 2003)

 b. HDI và giải thích chỉ số HDI của các nước đang phát triển thấp hơn của các nước phát triển:

– HDI là chỉ số phát triển con người. Dùng để so sánh, đánh giá, phản ánh trình độ phát triển kinh tế-xã hội, chất lượng cuộc sống dân cư của một nước.

– Vì thi nhập bình quân đầu nười, tỉ lệ người biết chữ, tuổi thọ trung bình đều thấp hơn sơ với nhóm nước phát triển.

 

Câu 2:

a. Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp về vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển, đại dương và sự suy giảm đa dạng sinh vật.

* Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển, đại dương

– Nguyên nhân:

+ Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lí đổ xuống biển, sông, hồ…

+ Sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu.

– Hậu quả:

   + Nguồn nước ngọt, biển và đại dương bị ô nhiễm nghiêm trọng.

   + Thiếu nước sạch, chết sinh vật.

– Giải pháp:

   + Tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường.

   + Xử lí chất thải.

(Ý khác: Đảm bảo an toàn hàng hải. Hợp tác giữa các quốc gia giải quyết vấn đề ô nhiễm nước)

* Suy giảm đa dạng sinh vật

– Nguyên nhân:

+ Khai thác thiên nhiên quá mức.

– Hậu quả:

   + Nhiều loài sinh vật tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.

   + Mất nguồn gen quý hiếm.

(Ý khác: Mất cân bằng sinh thái, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguyên liệu của nhiều ngành sản xuất)

– Giải pháp:

   + Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên, cấm săn bắt bừa bãi.

   + Khai thác hợp lí, bảo vệ và trồng rừng.

 b. Các nhiệm vụ chủ yếu của nước ta về bảo vệ tài nguyên và môi trường.

– Duy trì các hệ sinh thái có ý nghĩa đến đời sống con người.

– Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

– Ổn định dân số ở mức cân bằng.

– Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

 

Câu 3:

a. So sánh sự khác biệt về địa hình, khí hậu, tài nguyên khoáng sản giữa miền Tây và miền Đông của Hoa Kì:

Đặc điểm

Miền Tây

Miền Đông

Địa hình -Dãy núi trẻ Cooc-đi-e, xen giữa là các cao nguyên và bồn địa.

-Đồng bằng nhỏ ven Thái Bình Dương.

-Dãy núi già Apalat.

-Đồng bằng ven Đại Tây Dương.

Khí hậu -Các bồn địa, cao nguyên; khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.

-Ven Thái Bình Dương: cận nhiệt đới và ôn đới hải dương

-Ôn đới hải dương và cận nhiệt đới

-Lượng mưa lớn

Khoáng sản Kim loại màu: vàng, đồng, chì, boxit… Chủ yếu là than đá và quặng sắt trữ lượng lớn.

 b. Nguyên nhân tạo nên sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai:

– Chú trọng hiện đại hoá, tăng vốn đầu tư mua các bằng sáng chế ” công nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới

– Tập trung cao độ vào các ngành then chốt và tập trung trong các giai đoạn khác nhau.

– Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng (vừa duy trì các xí nghiệp nhỏ vừa các xí nghiệp lớn).

– Sự viện trợ của Hoa Kì, chi phí quốc phòng thấp, nên có điều kiện tập trung phát triển kinh tế.

 c. Trong phát triển kinh tế Nhật Bản lại chú trọng đầu tư vào các nước đang phát triển:

– Nghèo khoáng sản, thiếu nguyên liệu, tài nguyên đất để phát triển kinh tế.

– Sử dụng nguồn lao động, tài nguyên, thị trường tại chỗ.

 

Câu 4:

a. Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản:

* Thuận lợi

– Tự nhiên

   + Có vùng biển rộng lớn, nguồn hải sản phong phú, đa dạng.

   + Khí hậu nhiệt đới, đánh bắt hải sản quanh năm.

   + Ven biển có nhiều vũng, vịnh, đầm phá,…sông, suối, ao, hồ.

– Kinh tế-xã hội

   + Người dân có nhiều kinh nghiệm.

   + Thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước.

   + Cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng…

* Hạn chế

– Thiên tai: bão, sóng thần…

– Phương tiện đánh bắt lạc hậu, công nghiệp chế biến còn hạn chế…

 b. Để khai thác tài nguyên vùng biển và hải đảo nước ta để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất:

– Chỉ có khai thác tổng hợp mới đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất và bảo vệ môi trường. Vì:

+ Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng; đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác đặc sản, khoáng sản, du lịch biển, giao thông vận tải biển.

+ Môi trường biển là không chia cắt được, khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và các đảo xung quanh.

+ Môi trường đảo có sự biệt lập, diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người.

c. Sắp xếp một số huyện đảo của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam:

-Cồn Cỏ.

-Lý Sơn

-Phú Quý

-Côn Đảo

 

Câu 5:

a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện dân số và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 1990-2007:

            Yêu cầu: Đúng, đẹp, chính xác, đầy đủ các yếu tố tên biểu đồ, chú giải

Biểu đồ câu 5 Olympic lớp 11-2014

b. Nhận xét dân số, sản lượng lúa và bình quân lương thức trên đầu người (kg/người) của nước ta giai đoạn trên:

– Giai đoạn 1990-2007: dân số, sản lượng, bình quân lương thực trên đầu người đều tăng.

   + Dân số: tăng chậm (tăng gấp 1,3 lần)

   + Sản lượng: tăng nhanh (tăng 1,9 lần)

   + Bình quân lương thực đầu người tăng (tăng 1,5 lần) nhưng từ 2005-2007 giảm nhẹ.

Bảng bình quân lương thực đầu người (SẢN LƯỢNG/SỐ DÂN)

Năm 1990 1995 2000 2005 2007
BQLT/người

(kg/người)

291 347 419 431 422

– Sản lượng lúa tăng nhanh hơn dân số ” bình quân lương thực trên đầu người tăng.

6 comments

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.